Đề phòng viêm thanh quản cho người cao tuổi trong mùa lạnh
13-09-2016
0
239
Với người cao tuổi thì viêm thanh quản luôn là nỗi ám ảnh. Sau đây là những cách giúp bạn đề phòng viêm thanh quản trong mùa lạnh.
Mùa đông là thời điểm thường nảy sinh các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản. Đặc biệt, với những đối tượng có sức đề kháng yếu như người cao tuổi thì viêm thanh quản luôn là nỗi ám ảnh.
Viêm thanh quản được chia làm hai loại là cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp là do khi thời tiết thay đổi, kèm theo độ ẩm không khí cao sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Còn viêm thanh quản mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như: công việc đòi hỏi thường xuyên nói nhiều, nói to, nói liên tục hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, khiến dây thanh âm dễ bị tổn thương. Viêm thanh quản cấp không điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này việc điều trị khó khăn hơn.
Viêm thanh quản thường tiến triển mạnh hơn trong mùa lạnh, lý do được giải thích bởi một số loại virus, vi khuẩn xuất hiện theo mùa, phát triển mạnh hơn khi thời tiết lạnh và ẩm ướt, gây nhiễm khuẩn thanh quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng. Bên cạnh đó, không khí lạnh đi vào đường hô hấp khiến thanh quản bị co, ảnh hưởng đến chức năng phát âm. Đối với người cao tuổi, do sự lão hóa nên mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó có sức đề kháng, khiến cho bệnh viêm thanh quản cũng xuất hiện dễ dàng.
Vì vậy, để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng, người cao tuổi cần bảo vệ thanh quản bằng cách: tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe; nên mặc quần áo đủ ấm, quàng khăn giữ ấm cổ; không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; không hút thuốc lá và tránh hít phải khói do người khác hút; hạn chế rượu, cà phê, uống nhiều nước ấm giúp niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch;… Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối sinh lý. Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ, không để bám dính nhiều cặn thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật vào thanh quản.
Bệnh nhân viêm thanh quản cần lưu ý:
- Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…
- Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản; không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
-----------------
• Nguồn: Theo SKĐS
• Thực hiện: Trà My, Trọng Khương
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...