Kết nối yêu thương: Và rồi, tết đến
365 ngày của chúng ta, chiếm phần lớn là chuỗi dài những cân đo đong đếm và lắm mối lo toan. Người ta lo tiền bạc, lo áo lo cơm, lo tình yêu, lo sự nghiệp, lo mình cô đơn, lo sức khoẻ, lo trái...
365 ngày của chúng ta, chiếm phần lớn là chuỗi dài những cân đo đong đếm và lắm mối lo toan. Người ta lo tiền bạc, lo áo lo cơm, lo tình yêu, lo sự nghiệp, lo mình cô đơn, lo sức khoẻ, lo trái lo phải đủ các kiểu lo. Và rồi, Tết đến như một sự vỗ về sau cả năm miệt mài mưu sinh mệt mỏi, để con người được nghỉ ngơi, hít hà hơi ấm của tình thân, của đoàn viên.
Tinh thần của Tết là vậy. Thế mà, giờ đây, mọi người chỉ coi Tết như là một nghỉ kỳ nghỉ dài hơn cái cuối tuần thường nhật, và gần như chỉ vậy. Chúng ta cuộn mình trong bức tường vô hình, trốn tránh tất cả phiền phức và mệt mỏi một năm dồn tụ.
Trải qua nhiều mùa Tết, cảm giác háo hức Tết của tôi giảm đi nhiều, thay vào đó là lo lắng, băn khoăn, trăn trở về tuổi tác, trách nhiệm, lễ nghĩa, kinh tế. Quần áo mới ngày Tết đã không còn đẹp đẽ, nổi bật như cái sắc đỏ của sự hoa hỉ nữa. Bánh mứt kẹo cũng bớt đi vị thơm ngọt của những ngày nghèo khó. Tiếng pháo đã im ắng lạ thường nhường chỗ không gian tĩnh mịch của những ngày đầu Xuân. Vào thời khắc giao mùa, phải xem đồng hồ, người ta mới biết năm mới đã chạm ngõ.
Kết thúc một năm, thay vì háo hức chờ đón, chúng ta lại thở dài ngao ngán: “Sao một năm trôi nhanh thế, chẳng mấy chốc mà già”, “Một năm trôi qua chưa làm được việc gì”, “Tết nhạt và phiền phức”, “Tết tốn kém và mệt mỏi.", “Cứ đến Tết là lại tắc tị bao nhiêu việc”.
Hay với người độc thân, những cô gái chẳng may, hoặc chưa muốn lấy chồng thì xoay mòng với câu hỏi: “Bao giờ lập gia đình?”. Người đã thành gia thất thì đau đầu khi nhận được lời hỏi thăm: “Bao giờ đẻ, bao giờ thêm đứa nữa, mua nhà chưa, bao giờ chuyển từ nhà chung cư xuống đất, bao giờ mua xe bốn bánh?...”
Toàn câu hỏi mà cấp độ khó tăng dần, nghĩ mãi không có câu trả lời. Và cũng chẳng muốn trả lời.
Hoặc như chính bạn, bị nhấn chìm trong những lo toan về tiền bạc, bắt đầu tính các khoản sắm Tết, tiền mừng tuổi, tiền biếu bố mẹ, thống kê tiền phải lì xì Tết, Tết đến rồi có mua được cái gì cho bản thân không.
Hàng trăm cái sự lo toan ấy cứ ủa về mỗi dịp cuối năm, để rồi, Tết lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng mang tên “co kéo” để sao cho vẹn toàn.
Người con xa xứ thì đôn đáo, chạy vạy kiếm một vé tàu về quê ăn Tết cho kịp giao thừa đang điểm từng tích tắc. Rồi lại tất tả đi siêu thị vơ vét, chen chúc chờ đợi thanh toán để sắm Tết và sửa soạn túi lớn, túi nhỏ quà Tết cho người thân, cho bạn bè, cho những mối quan hệ làm ăn.
Vì nghĩ Tết là phiền phức, có người ngủ vùi trong chăn cho bõ những ngày cặm cụi. Họ cuộn tấm chăn lại như để ôm ấp cái nỗi mệt nhoài sau một năm lăn xả vì công việc, gia đình, vừa để trốn tránh những phiền phức của việc phải ép mình vui vẻ chỉ vì đơn giản bây giờ đang là Tết.
Người thì lên kế hoạch để trốn Tết, bằng một chuyến du lịch ở một nơi thật xa, để nghỉ ngơi và thư giãn… tránh xa lời chúc tụng, cụng ly ồn ào chuếnh choáng men say, tránh xa những câu hỏi không có lời giải, tránh luôn cả những trách nhiệm của người lớn mỗi khi Tết về.
Người ta nuông chiều cảm giác của bản thân, chẳng còn thiết tha đón Xuân hay chúc mừng nhau nữa. Tết vui chỉ với đám trẻ con đang đà háo hức với những món quà hay được dịp ở bên bố mẹ cả ngày, được đi chơi, được sum họp họ hàng. Còn người lớn, Tết đang dần trở thành cái trách nhiệm, cái nghĩa vụ với một đống con người.
Từ đấy, Tết dần mất ý nghĩa thiêng, nguyên bản của nó…
Tôi còn nhớ mãi cái Tết của tuổi thơ. Khi ấy, Tết là cả một trời ngóng trông. Tết là sự kỳ diệu, không lặp đi lặp lại mà khác biệt hẳn với hơn 360 ngày còn lại, khác luôn cả kỳ nghỉ hè. Khi lũ trẻ con cứ làm hết mấy trang bài tập được giao, có bộ quần áo và đôi giầy mới để diện, đó là lúc Tết đến.
Không chỉ thế, Tết đánh thức mọi giác quan của con người. Đó là những màu sắc sặc sỡ, ấm áp của bánh mứt kẹo, hoa đào, quất, hoa xuân, phong bao lì xì... Tết là ngất ngây hít hà hương thơm của hoa đào, hoa quất trong chợ Tết quê, chỉ mở mỗi năm một lần. Tết là khoảnh khắc háo hức đón giao thừa với tiếng pháo đùng đoàng. Mùi thuốc pháo khen khét, âm ấm, kích thích khứu giác dễ len lỏi trong trí nhớ. Tết là cảm giác mới buổi sáng, mùi lá dong, gạo nếp, đỗ xanh thơm nồng xộc thẳng vào mũi, khi mắt vẫn còn chưa mở. Mẹ lui cui chuẩn bị gói bánh chưng trong bếp.
Các bạn đang nghe lại chương trình Kết Nối Yêu Thương ngày 9/2 trên RadioMe.
.....................
Nguồn: VOV/Trithuctre
Kết nối yêu thương: Lặng yên nghe đời kể chuyện
Khi lặng yên, ta nhận ra cuộc sống vốn đã tự viết nên những trang sách tuyệt vời, chỉ chờ ta mở lòng để lắng nghe
Kết nối yêu thương: Cùng nhau đi qua hết thương đau
Cùng nhau đi qua hết thương nhau, liệu chúng ta có còn có nhau?
Kết nối yêu thương: Dù tình là gì thì vẫn là tình
Dù tình đơn phương thì vẫn là tình phải không anh?
Kết nối yêu thương: Tình yêu như một ly trà
Tình yêu như một ly trà, đậm đà thì uống, nhạt nhòa đổ đi...
Kết nối yêu thương: Chỉ muốn có anh để cùng hẹn hò
Em vẫn luôn chuẩn bị một tâm hồn đẹp để được cùng anh hẹn hò.
Kết nối yêu thương: Hãy trả em về ngày đầy nắng
Hãy trả em về ngày đầy nắng, cái ngày chưa phải lo lắng cho ai...
Kết nối yêu thương: Nếu không thể yêu em tử tế thì xin anh hãy....
Nếu đã không yêu em tử tế được thì hãy để em ế đi anh...
Kết nối yêu thương: Tạm biệt hạ buồn
Mùa hạ có phải là mùa chia ly mà sao....
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...