Ký ức của vị nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên Phần 2

Thể hiện : Hoàng Dương
Tác giả : Anh Đức
07-11-2016
  0   522

 

Thỏa lòng mong ước

 

Là nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, dù đã 70 năm trôi qua, nhưng bà vẫn nhớ những cảm xúc ban đầu khi đặt chân lên thềm Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày khai mạc phiên họp lần thứ hai Quốc hội khóa I - 28/10/1946. Đứng lặng nhìn lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên ban công, bà như đang được gợi nhớ về hình ảnh những lá cờ đỏ thắm trong tay đoàn quân khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, nhớ cờ đỏ sao vàng rợp trời trong cuộc mít tinh mừng Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi ở miền Nam. 

 

“Lần đầu tiên tôi bước ra khỏi nhà, làm sao tôi nghĩ được mình đang đi lại giữa thủ đô trong khi khói lửa của chiến tranh bao trùm xóm làng thân thương. Tôi chạnh lòng nhớ xóm làng, đồng ruộng, thương nhớ và cảm ơn đồng bào, chiến sĩ đang liều chết giết giặc cứu nước, cứu nhà. Tình quê hương da diết, lòng căm thù giặc khiến cho tôi thêm bồn chồn mong được đến ngày họp Quốc hội, được gặp Bác Hồ để bày tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với vị cha già dân tộc, được nói lên nguyện vọng của giới phụ nữ đang quyết hi sinh để cứu nước, giành độc lập tự do. Đồng thời còn có nguyện vọng khát khao được “giải phóng giới”, bà Huệ xúc động nói. 

 

Trong ký ức của bà Ngô Thị Huệ, một hình ảnh nữa mà bà sẽ không thể nào quên khi thấy niềm hân hoan của Quốc hội mấy lần đồng loạt đứng lên vỗ tay hoan hô Hồ Chủ tịch khi Bác ra chào các đại biểu. Sau đó, Quốc hội đã suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là Công dân thứ Nhất theo đề nghị của Đoàn đại biểu Nam Bộ và kỳ họp Quốc hội năm 1946 cũng đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chủ trương cấp bách chuẩn bị toàn quốc kháng chiến. 

 

Ký ức của vị nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên

 

Cũng trong kỳ họp Quốc hội này, niềm khát khao “được giải phóng giới” mà bà đã ấp ủ, thúc đẩy bà dấn thân làm cách mạng và bao lần tuyên truyền vận động cho chị em tham gia đấu tranh cho dân chủ, dân sinh đã trở thành hiện thực. “Tôi hạnh phúc nhất là trong kỳ họp Quốc hội năm đó, tôi được phát biểu ý kiến của mình là hoàn toàn nhất trí với điều Hiến pháp công nhận “nam nữ bình quyền” gắn liền với độc lập và thống nhất Tổ quốc. Có thể nói rằng, được trở thành đại biểu trong kỳ họp thứ hai khóa I này, được về Thủ đô, được gặp và tiếp thu những ý kiến lãnh đạo vô cùng quý báu của Bác trong thế vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. 

 

Thực sự không chỉ quý báu cho những năm tháng lúc ấy mà còn cho cả mai sau. Qua kỳ họp đó, tôi càng ý thức được giá trị của những gì tôi được nghe, được thấy đã khiến tôi càng nôn nóng được sớm trở lại chiến trường để đền đáp ân nghĩa của cử tri, của chiến sĩ, đồng bào đã và đang chấp nhận vô vàn hi sinh mất mát để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bởi tôi được nhân dân tin tưởng bỏ phiếu trở thành đại biểu Quốc hội. Trong tâm trí tôi không quên hình ảnh những người mẹ, người chị buôn gánh bán bưng viết tên tôi trên những tấm lá chuối, giấy gói hàng để chuyền tay nhau đọc và vận động bỏ phiếu cho tôi”, bà chia sẻ. 

 

Bà cho biết thêm, sau kỳ họp Quốc hội, bà được cử đi học khóa chính trị để bồi dưỡng thêm kiến thức và qua lớp học này bà đã nhận thức thêm nhiều vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, lớp học này chỉ kéo dài có 7 ngày ngắn ngủi vì cuộc kháng chiến toàn quốc sắp bùng nổ. Theo lệnh của Bác, các đại biểu miền Nam như bà phải nhanh chóng trở về Nam chiến đấu. Ngay sau đó, tất cả những người con miền Nam đều khẩn trương chuẩn bị lên đường giữa những ngày cả thủ đô hừng hực khí thế sẵn sàng hiệp đồng tiếp sức cho Nam Bộ, cho miền Nam đã vào trận từ tháng 9/1945. 

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo Anh Đức/ Baotintuc
• Thực hiện: Trà My, Hoàng Dương


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?

Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu

Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương

Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường

Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời

Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam

“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông

Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.

Youtube

Facebook Fanpage

1