Làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ?

Thể hiện : Thanh Mai
Tác giả : Theo SKĐS
23-09-2016
  0   260

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ em và sức khỏe của người phụ nữ”. Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ tiêu thụ nguồn năng lượng dự trữ trong lúc mang thai, do đó dễ dàng duy trì cân nặng sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Tuy nhiên vì một lý do nào đấy, trẻ không chịu bú mẹ, khiến người mẹ băn khoăn lo lắng chuyển sang cho trẻ bú bình.

 

Sữa mẹ phụ thuộc vào lượng sữa bé bú và lượng sữa được vắt ra

 

 

Sữa non bắt đầu được tiết ra từ khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ. Khi bé ra đời, sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ để cho bé bú. Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh như: tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân su, đồng thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp. Thời điểm cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa chuyển tiếp phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ các nội tiết tố. Sau khi nhau thai đã được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, nồng độ estrogen và progestogen sẽ giảm nồng độ prolactin tăng lên, kích thích cơ thể mẹ tiết sữa nhiều hơn bắt đầu từ ngày thứ 3-4. Sau 3-4 ngày, cơ thể mẹ sẽ tiếp tục sản xuất sữa tùy thuộc vào lượng sữa bé bú và lượng sữa được vắt ra.

 

Nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ

 

 

 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú, có thể trẻ bị đau do can thiệp bằng fooc-xep khi sinh, trẻ thường quấy khóc không chịu bú. Có thể trẻ bị nghẹt, tắc mũi không muốn bú. Ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm để thở. Cũng có thể trẻ bị tưa lưỡi làm miệng đau, khó bú hoặc bỏ bú, quấy khóc. Trẻ lớn hơn có thể đang mọc răng, trẻ ốm, viêm mũi họng, chất nhầy của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng không muốn bú... Mặt khác, về phía người mẹ có thể do tác dụng của thuốc an thần, thuốc chống nhiễm khuẩn... mà người mẹ phải dùng trong khi sinh và sau đẻ. Thuốc tiết qua sữa, trẻ bú vào trở nên lơ mơ, uể oải không bú. Cũng có thể do trẻ bú bình trong những ngày đầu đã quen với đầu vú cao su mút sữa dễ dàng mà không quen vú mẹ. Do trẻ ngậm bắt vú không đúng. Do người mẹ phân vân, lo lắng cho con bú ít và trẻ bú ít lần. Do trẻ dị ứng với mùi lạ (chẳng hạn mẹ ăn tỏi hay xức nước hoa...). Cũng có khi do vú quá căng sữa, tia sữa xuống nhanh và mạnh khiến trẻ dễ bị sặc rồi sợ bú.

 

Xử trí khi trẻ không chịu bú mẹ

 

Nếu do trẻ bị sang chấn trong khi sinh, người mẹ cần thay đổi tư thế cho con bú, sao cho không chạm vào chỗ đau của trẻ. Cho trẻ bú ít một và nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị ngạt tắc mũi, cần vệ sinh, làm thông thoáng mũi trước khi bú và làm từ 3-5 lần/ngày. Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi, chờ vài phút sau đó làm sạch mũi. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi đào thải ra ngoài làm thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở. Hoặc có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ. Mỗi lần trẻ bú, nếu sữa mẹ nhiều, để trẻ đỡ sợ và không bị sặc sữa, có thể dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa giữ vú ở thế gọng kìm để sữa chảy chậm lại. Cho trẻ bú kiệt sữa một bên vú để trẻ có thể nhận được phần sữa cuối giàu chất béo. Trẻ lớn hơn, nếu nghi ngờ trẻ mọc răng đau không chịu bú, bà mẹ cần kiên nhẫn tiếp tục cho con bú.

 

 

Nếu quan sát thấy miệng trẻ có những mảng trắng đục như đậu phụ ở trong má, lưỡi và vòm miệng có thể trẻ bị tưa lưỡi. Cần lau miệng cho trẻ bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày hoặc dùng nước mật ong pha loãng, nước rau ngót lau miệng cho trẻ 3-4 lần/ngày. Nếu điều trị bằng các biện pháp trên mà biểu hiện tưa lưỡi của trẻ không bớt, có thể dùng Natribicarbonate 4,2%, dạng gói, mỗi ngày 3 lần rửa miệng cho trẻ, mỗi lần 1/2 gói pha loãng sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Sau 4-5 ngày không khỏi bệnh, bạn cần đưa con đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trẻ bị tưa lưỡi lâu ngày sẽ bỏ bú và có thể bị tiêu chảy, viêm phổi do nấm.

 

Các bà mẹ cần biết cách cho con ngậm bắt vú đúng, vắt sữa cho con ăn bằng cốc và thìa, không cho con bú bình vì nếu trẻ bú bình sẽ không bú mẹ nữa. Bên cạnh đó, nên lưu ý vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú; cho trẻ bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Sau khi bú xong, cần bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi.

 

-----------------

• Nguồn: Theo SKĐS
• Thực hiện: Trà My, Thanh Mai

Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS. Hoàng Văn Thái

Sai lầm hay gặp khi xử trí viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp (hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo). Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp...

Tác giả: joyfm

Chân vòng kiềng, tiểu dầm và mối liên quan đến việc dùng bỉm ở trẻ

Dùng bỉm liệu có làm bé bị chân vòng kiềng hay đến 3-4 tuổi vẫn bị tiểu dầm ban đêm? Có nên thoa phấn rôm trước khi mặc bỉm cho trẻ?

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS Ái Thủy

10 bí quyết khơi dậy sự sáng tạo nơi con trẻ

Sự sáng tạo ngày càng được đánh giá cao trong thế giới hiện đại, rất nhiều bố mẹ mong muốn khơi dậy tính sáng tạo nơi con trẻ. Mọi trẻ đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, khi trẻ sáng tạo cũng là lúc trẻ giao tiếp, suy nghĩ và...

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: BS Yến Thủy

Bé mút ngón tay có gây hại?

Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường. Vậy, bé mút tay có lợi hay hại, chúng ta có nên cho trẻ mút ngón tay không, loại bỏ thói...

Tác giả: Theo VOV

Lợi ích không ngờ khi cho trẻ nghịch bẩn

Cha mẹ thường ngăn không cho con nghịch đất, cát vì sợ con nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên đây lại là suy nghĩ sai lầm theo phân tích của thạc sĩ, bác sỹ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Tác giả: Theo VOV

1500 ngày vàng để tăng chiều cao cho trẻ

Trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ có giai đoạn được gọi là 1.500 ngày vàng. Nếu tác động bằng dinh dưỡng vào đúng giai đoạn này, trẻ sẽ có chiều cao vượt mong đợi.

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: TS Thu Hương

Dạy trẻ cách ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn

Hỏa hoạn là một trong những tai nạn mà ai cũng rất sợ. Do vậy, dạy con cách ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn là một việc làm đầu tiên và cấp thiết đối với các bậc cha mẹ. Vậy cha mẹ cần dạy con điều gì?

Tác giả: Theo VOV

Chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu

Bé của bạn hay thức dậy và khóc đêm? Bé của bạn ngủ nhiều mà vẫn tăng trưởng chậm? Nguyên nhân của những rắc rối này cũng như cách cải thiện giấc ngủ cho bé yêu được giải đáp trong chương trình hôm nay.

Youtube

Facebook Fanpage

1