Mối nguy của bệnh ho gà ở trẻ
24-06-2016
0
319
Cả nước có trên 70 triệu người tham gia BHYT; 2000 liều vắc xin Pentaxim được đăng ký thành công; Mối nguy của bệnh ho gà ở trẻ....
Nội dung chính:
- Sáng nay, toàn bộ 2.000 liều vắc xin dịch vụ Pentaxim đã được đăng ký thành công tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
- Thời gian tới, Hà Nội sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi tại các cơ sở sản khoa.
- Từ ngày 20-23/6/2016, Bệnh viện Xanh Pôn kết hợp với Viện Nghiên cứu ung thư đường tiêu hóa của Pháp tổ chức đào tạo về phẫu thuật nội soi cho các y bác sĩ của Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nặng gần 2kg trong buồng trứng cho một bệnh nhi 11 tuổi.
- Tổ chức Y tế thế giới cho biết, việc chẩn đoán sai một trường hợp nhiễm Hội chứng Hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS – CoV) đã khiến 49 nạn nhân tại Saudi Arabia bị phơi nhiễm.
- Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa thử nghiệm vắc xin ngừa virus Zika GLS-5700 trên cơ thể người.
Mối nguy của bệnh ho gà ở trẻ
Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Thời tiết giao mùa là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà phát triển, gây bệnh và lây truyền. Phóng viên Lưu Hường – Báo Đài tiếng nói Việt Nam có bài phản ánh về chứng bệnh này.
Dễ nhầm với bệnh viêm đường hô hấp
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đang điều trị cho 5 trẻ bị ho gà. Điều đáng nói là đa phần trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa truyền nhiễm: Bệnh ho gà thường lây qua đường hô hấp. Nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ có lớn hay không tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của bà mẹ truyền sang con và khả năng tiếp xúc với nguồn bệnh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch thường chưa tốt nên dễ mắc bệnh.
Qua những báo cáo của y tế dựp hòng, mặc dù tiêm phòng vắc-xin đầy đủ là biện pháp hiệu quả giúp giảm số người mắc bệnh, giảm tỷ lệ tửvong, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhưng nếu tiêm đủ 3 mũi, có thể bảo vệ được tới trên 90% trẻ, còn với trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi thì khả năng bảo vệ miễn dịch chỉ khoảng 60%.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên. Theo Bs Hải, để nhận biết về bệnh ho gà ở trẻc hính là cơn ho dài, đỏ mặt, có đờm trắng. Vi khuẩn ho gà khá nhạy cảm với kháng sinh nên có thể dùng kháng sinh đặc hiệu ngay từ giai đoạn sớm. Nếu cho trẻ uống thuốc không đúng, bệnh có thể nặng lên rất nhanh, chỉ vài ba ngày trẻ đã có những cơn suy hô hấp và tím tái.
Bệnh ho gà có thể gây biến chứng như: suy hô hấp, ngừng thở, xuất huyết võng mạc gây chảy máu mắt, viêm não, có cơn ngừng thở, gây viêm phế quản và viêm phổi nặng. Những trường hợp trẻ bị ho gà dẫn đến tử vong, nguyên nhân thường do bị viêm phổi, hít sặc (tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi (chiếm 3/4).
Để phòng bệnh trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin phòng bệnh ho gà cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi. Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ. Khi thấy trẻ có biểu hiện mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ biến chứng.
---------
Theo VOV
- Sáng nay, toàn bộ 2.000 liều vắc xin dịch vụ Pentaxim đã được đăng ký thành công tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
- Thời gian tới, Hà Nội sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi tại các cơ sở sản khoa.
- Từ ngày 20-23/6/2016, Bệnh viện Xanh Pôn kết hợp với Viện Nghiên cứu ung thư đường tiêu hóa của Pháp tổ chức đào tạo về phẫu thuật nội soi cho các y bác sĩ của Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nặng gần 2kg trong buồng trứng cho một bệnh nhi 11 tuổi.
- Tổ chức Y tế thế giới cho biết, việc chẩn đoán sai một trường hợp nhiễm Hội chứng Hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS – CoV) đã khiến 49 nạn nhân tại Saudi Arabia bị phơi nhiễm.
- Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa thử nghiệm vắc xin ngừa virus Zika GLS-5700 trên cơ thể người.
Mối nguy của bệnh ho gà ở trẻ
Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Thời tiết giao mùa là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà phát triển, gây bệnh và lây truyền. Phóng viên Lưu Hường – Báo Đài tiếng nói Việt Nam có bài phản ánh về chứng bệnh này.
Dễ nhầm với bệnh viêm đường hô hấp
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đang điều trị cho 5 trẻ bị ho gà. Điều đáng nói là đa phần trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa truyền nhiễm: Bệnh ho gà thường lây qua đường hô hấp. Nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ có lớn hay không tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của bà mẹ truyền sang con và khả năng tiếp xúc với nguồn bệnh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch thường chưa tốt nên dễ mắc bệnh.
Qua những báo cáo của y tế dựp hòng, mặc dù tiêm phòng vắc-xin đầy đủ là biện pháp hiệu quả giúp giảm số người mắc bệnh, giảm tỷ lệ tửvong, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhưng nếu tiêm đủ 3 mũi, có thể bảo vệ được tới trên 90% trẻ, còn với trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi thì khả năng bảo vệ miễn dịch chỉ khoảng 60%.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên. Theo Bs Hải, để nhận biết về bệnh ho gà ở trẻc hính là cơn ho dài, đỏ mặt, có đờm trắng. Vi khuẩn ho gà khá nhạy cảm với kháng sinh nên có thể dùng kháng sinh đặc hiệu ngay từ giai đoạn sớm. Nếu cho trẻ uống thuốc không đúng, bệnh có thể nặng lên rất nhanh, chỉ vài ba ngày trẻ đã có những cơn suy hô hấp và tím tái.
Bệnh ho gà có thể gây biến chứng như: suy hô hấp, ngừng thở, xuất huyết võng mạc gây chảy máu mắt, viêm não, có cơn ngừng thở, gây viêm phế quản và viêm phổi nặng. Những trường hợp trẻ bị ho gà dẫn đến tử vong, nguyên nhân thường do bị viêm phổi, hít sặc (tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi (chiếm 3/4).
Để phòng bệnh trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin phòng bệnh ho gà cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi. Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ. Khi thấy trẻ có biểu hiện mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ biến chứng.
---------
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...