Mối tình luân hồi ngàn năm của một người phụ nữ Anh và vua Ai Cập

Thể hiện : Hoàng Tuấn
Tác giả : Diệp Thảo
31-10-2016
  0   1165

 

Khi còn nhỏ, Dorothy Louise Eady (sinh năm 1904) là đứa trẻ bình thường sống tại một thị trấn ven biển thuộc London, Anh. Điều bất hạnh đã xảy ra khi vào một buổi sáng, Dorothy chạy xuống cầu thang, bị trượt chân và té ngã. Cú ngã nghiêm trọng tới nỗi cô bé 3 tuổi được xác định là đã chết.

 


Tuy nhiên, điều kì diệu đã xảy ra, Dorothy bất ngờ sống lại. Cha mẹ cô bé vui mừng khôn xiết, nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Sau khi bình phục, Dorothy có rất nhiều hành động kì lạ, từ chối hát Thánh ca, hay đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại…

 

Ảnh trái: Dorothy và cháu gái vào năm 1976. Ảnh phải: Dorothy vào năm 1981, 1 tháng trước khi qua đời.

 

Người tình của vị pharaoh cổ đại?

 

Dorothy được sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa và khi còn nhỏ bà thường xuyên đi lễ ở nhà thờ. Một hôm, cha mẹ của bà đưa bà tới Viện bảo tàng Anh quốc. Khi xem đến bức hình chụp ngôi đền của Seti I, một vị pharaoh của triều đại thứ 19 trong giai đoạn Tân Vương quốc - New Kingdom Period (và là cha của Rameses II), bà nói rằng đó là nhà của mình. Bà không thể hiểu tại sao quanh ngôi đền đó lại không có vườn và cây cối nhưng bà nhận ra những di tích và các hiện vật khác trong những căn phòng của các bộ sưu tập của người Ai Cập. Bà hôn lên chân của bức tượng và không lâu sau đó bà quyết định nghiên cứu chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại.


Một trong các giáo viên của bà là chuyên gia nổi tiếng E.A. Wallis Budge, người đã khuyến khích bà theo đuổi việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập cổ đại. Năm 15 tuổi Dorothy miêu tả lại “lần gặp gỡ” trong mơ đầu tiên của mình với xác ướp của pharaoh Seti I.

 

Bức tranh mô tả mối tình giữa Pharaoh Seti I và nữ tu sĩ Bentreshyt.

 

Cô bé còn chỉ vào một bức tranh và nói “Đó là nhà của tôi”. Cô bé nói mình đến từ Ai Cập cổ đại và mong muốn được quay về nhà thật sự của mình. Sau này, Dorothy tham gia một nhóm nghiên cứu về Ai Cập cổ. Cuối cùng, cô đến Cairo, kết hôn với một người đàn ông ở đây và sinh con. Tuy nhiên, hôn nhân không kéo dài do cô thường xuyên rơi vào trạng thái bị thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Dorothy kéo dài tới 70 trang kể về cuộc sống từ kiếp trước của mình.

 

Bà khẳng định rằng vị vua này đã khiến bà nhớ lại cuộc sống kiếp trước của mình. Theo thời gian, bà ngày càng chuyển hướng sang tôn giáo cổ đại và ngừng theo đạo Thiên chúa.


Trong bản viết, Dorothy miêu tả mình được sinh ra ở Ai cập cổ đại với tên gọi Bentreshyt và lớn lên như một nữ tu sĩ tại Đền Kom El Sultan. Vào năm 14 tuổi, cô được Pharaoh Seti I yêu thương và mang thai. Tuy nhiên, vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ, Bentreshyt đã tự sát để ngăn không cho Seti I bị liên lụy.

 

Bức tượng được cho là Dorothy ở kiếp trước.


Thành phố vĩnh hằng Abydos

 

Sau 19 năm sống tại Cairo, Dorothy Eady quyết định chuyển tới Abydos. Lúc này bà đã 52 tuổi và bà dựng một ngôi nhà gần ngọn núi Pega-the-Gap. Theo những tín ngưỡng cổ xưa, ngọn núi này là đường dẫn tới thế giới bên kia. Lúc này bà bắt đầu được gọi là Omm Sety, có nghĩa là “Mẹ của Sety”.


Omm Sety tin rằng cuối cùng bà đã được quay trở về nhà. Trong một lần tới ngôi đền, Chánh thanh tra Sở Cổ vật đã thử kiểm tra kiến thức của bà. Ông ta đã rất tò mò khi thấy những lời giải thích của bà phù hợp với thực tế tới vậy. Dorothy được yêu cầu đứng cạnh những bức tranh vẽ trên tường trong bóng tối, và sau đó nói rõ về chúng dựa trên những gì bà còn nhớ từ kiếp trước.


Khi Eady hoàn thành nhiệm vụ này mà không mắc phải bất cứ sai sót nào, rất nhiều người đã ngừng việc nghi ngờ câu chuyện của bà. Cuộc sống của bà ở Abydos hoàn toàn dành cho việc cộng tác với những chuyên gia nghiên cứu Ai Cập, những người luôn cần tới sự trợ giúp của bà. Tất nhiên, hạng mục quan trọng nhất trong số các công việc của bà đó là ngôi đền của Seti I ở Abydos. Bà đã giúp phát hiện ra khu vườn, nơi bà tin rằng mình đã gặp được Seti I lần đầu tiên. Các cuộc khai quật đã phát hiện ra khu vực trông hoàn toàn giống với những gì bà từng miêu tả về nó trong suốt thời kỳ cổ đại.

 

Ngôi đền của Seti I tại Abydos

 

Bà cũng chỉ ra trong ngôi đền có một lối đi bí mật ở phía Bắc. Ngoài ra, Dorothy cũng cho biết dưới ngôi đền Seti I là một hầm thư viện với những ghi chép liên quan đến tôn giáo và lịch sử.


Sau này khi về già, Om Seti (cái tên thể hiện sự kính trọng mọi người dành cho bà) sống tại đền thờ của Abydos thuộc một ngôi làng nhỏ. Nhờ bà mà nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch khi tới thăm Ai Cập. Năm 1981, Om Seti qua đời.


Tới nay, câu chuyện của bà Om Seti vẫn là một bí ẩn của thế giới.

 

-----------------

 

Nguồn: Diệp Thảo/Phunutoday

Thực hiện: Thu Hương/ Nhóm sản xuất RadioMe

Youtube

Facebook Fanpage

1