Những sự thật sai bét bấy lâu nay chúng ta vẫn tin sái cổ

Thể hiện : Hoàng Tuấn
Tác giả : Tổng hợp/Kenh14
08-10-2016
  0   914

 

Có những điều "sai lè"  mà chúng ta không hay biết và cứ nghĩ đó là sự thật. Nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải vậy . Vì sao lại nói hoàn toàn không giống thực tế, thì chúng ta cùng tìm hiểu những điều dưới đây.

 

1. Thực ra không tồn tại các vùng trên lưỡi có thể cảm nhận các vị khác nhau

 

Tất cả thụ thể cảm nhận mùi vị trên lưỡi đều có thể cảm nhận các mùi vị khác nhau. Chỉ là một số vùng của lưỡi nhạy cảm hơn với một số vị thức ăn nhất định mà thôi. Theo sơ đồ vị giác cổ điển, người ta cho rằng cuống lưỡi cảm nhận vị đắng, hai rìa lưỡi ở phía cuống lưỡi cảm nhận vị chua, hai rìa lưỡi ở phía đầu cảm nhận vị mặn và đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt. Tuy lý thuyết này từng được biết đến và thậm chí đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở mẫu giáo nhưng hiện nay lý thuyết này đã bị bác bỏ.

 

 

Trong thực tế, mỗi một phần của lưỡi đều cảm thụ các vị cơ bản, và số vị cơ bản không phải 4 vị đó mà là 5 vị. Một vị nữa người ta vừa xác đinh được là vị Umami, thường được gọi là vị ngọt thịt, một trong năm vị cơ bản cùng với vị ngọt, chua, đắng và mặn. 

 

2. Tắc kè hoa đổi màu không phải để ngụy trang
 

 

Tắc kè hoa không thay đổi màu sắc trên cơ thể nó để hòa nhập với môi trường xung quanh nhằm ngụy trang mà chúng thay đổi màu sắc để giao tiếp nhanh chóng với đồng loại.
 

 

Thay vì cất tiếng hay sử dụng tính hương, tắc kè giao tiếp một cách thị giác hơn bằng việc đổi màu và hoa văn của da. Những màu sắc và hoa văn khác nhau có nhiều ý nghĩa. Chính vì vậy, những con đực có thể thu hút bạn tình hoặc bảo vệ lãnh thổ bằng cách “tỏa sáng” màu sắc của mình cho những con khác thấy. Để tỏ rõ sự phục tùng hoặc quy hàng, một con đực sẽ mang màu nâu xám hoặc xám.

 

3. Đầu ngón tay nhăn nheo khi giặt đồ không phải do ngấm nước

 

Khi giặt đồ hoặc ngâm tay quá lâu trong nước, da ở đầu các ngón tay thường bị nhăn lại. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng da ở các đầu ngón tay nhăn nheo là vì nó hấp thụ nước. Nhưng sự thực lại không hoàn toàn như vậy.

 


Những ngón tay nhăn nheo chỉ vì não chúng ta điều khiển các vị trí đầu ngón tay nhăn lại, chứ không phải do hấp thụ nước. Thực chất, đây là phản xạ của cơ thể giúp con người có thể cầm nắm và giữ ma sát tốt hơn ở trong môi trường nước trơn.

 

4. Con người không chỉ có 5 giác quan

 

 

Trước nay, người ta đều thừa nhận con người chỉ có 5 giác quan, đó là thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận định con người có đến 21 giác quan, ngoài 5 giác quan đó ra còn có cảm giác ngứa, cảm giác nóng, lạnh, cảm giác về vị trí các bộ phận trên cơ thể, cảm giác căng thẳng hay áp lực, cảm giác đau, cảm giác đói và khát, cảm giác về thời gian…

 

5. Everest không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới
 

 

Đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất phía trên mực nước biển, nhưng nếu tính chiều cao của ngọn núi từ chân đến đỉnh thì ngọn núi cao nhất là Mauna Kea trên đảo Hawaii. Theo các số liệu được công bố, đỉnh Everest cao 8.848 mét phía trên mực nước biển. Trong khi đó, dù chỉ trồi lên 4.205 mét so với mặt nước biển, nhưng Mauna Kea ăn sâu thêm khoảng 6.004 mét xuống Thái Bình Dương, tức là hơn một nửa ngọn núi bị ngập chìm dưới nước. Tính tổng cộng, chiều cao của Mauna Kea là 10.209 mét, cao hơn 1.361 mét so với Everest.

 

6. Chim cánh cụt không phải là loài "chung thuỷ" nhất trong giới động vật

 

Chim cánh cụt được xem là một trong những loài chung thủy nhất trong giới động vật. Điều này chỉ đúng trong một mùa giao phối mà thôi, những con chim cánh cụt sẽ tìm tới và “chung thủy" với một bạn tình khác vào mùa sau.     

 

 

Tuy nhiên, bạn cũng khoan vội mất đi lòng tin nhé. Đối với loài chim cánh cụt Magellanic thì lại khác đấy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một đôi chim cánh cụt Magellanic sống với nhau 16 năm, không hề “ngoại tình”, dù mỗi năm có đến 6 tháng chúng sống hoàn toàn tự do.

 

Đáng nói là loài Magellanic chỉ cặp đôi với nhau trong mùa sinh sản. Còn lại trong 6 tháng sống di trú, chúng sống độc lập như từng cá thể riêng lẻ. Tuy nhiên khi trở về vùng đất sinh sản, chúng sẽ lại tìm đúng bạn tình và nơi xây tổ trước đó.

 

Theo lý thuyết, nếu không xảy ra sự cố (một trong hai con chết trước, chim mái không thể đẻ trứng…) thì một cặp chim Magellanic sẽ sống với nhau suốt đời. Thật đáng ngưỡng mộ phải không nào?

 

7. Dơi không bị mù

 

 

Bạn nghĩ rằng dơi bị mù? Rất nhiều sách đã nói đến điều này. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đại cho biết thị lực của dơi rất tốt và nó phát huy vào ban ngày. Còn ban đêm, chúng dùng tiếng vang và sóng siêu âm để định vị con mồi.

 

8. Trái đất không xoay quanh Mặt Trời

 


Trái Đất không phải quay quanh Mặt Trời mà nó quay quanh một vùng trung tâm khối lượng của hệ Mặt Trời gọi là tâm tỉ cự (Barycenter). Thường thì trọng tâm này sẽ rơi vào trùng vào vị trí của Mặt Trời. Tuy nhiên, khi điểm tâm này không trùng với Mặt Trời thì Trái Đất chỉ xoay quanh một vùng không gian chứ không phải Mặt Trời.

 

9. Con người không chỉ sử dụng được 10% bộ não

 

 

Nhiều người tin rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% trí não của mình trong hoạt động, tuy nhiên ý nghĩ này không hề đúng. Não là một tập hợp của nhiều loại tế bào, thường xuyên được sử dụng. Chúng ta có thể bị bại liệt nếu có bất kỳ một tổn thương nào với não, dù nó nằm ở bất kỳ vị trí nào, và nó luôn hoạt động, cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa.

 

--------------------

Youtube

Facebook Fanpage

1