Sói đỏ núi Ba Đầu

Thể hiện : VOV
Tác giả : VOV
30-08-2017
  0   9377

Một buổi sáng, có hai ông cháu ở thôn Lìn ra suối gánh nước, đột ngột trông thấy bóng phản chiếu của một con thú lớn ngồi chồm hỗm trên tảng đá. Đó là một con sói lông đỏ rực, đầu to gần bằng quả bí đỏ, đôi mắt hình tam giác lóe lên cái nhìn lạnh lẽo. Đứa cháu nhanh chân chạy thoát, còn ông lão khốn khổ sợ hãi đến nỗi ngã ngay xuống suối sặc nước mà chết. Đó là người đầu tiên chết vì cái bóng của con sói.



Câu chuyện sau đó được lan truyền rất nhanh khắp huyện Quản Hà. Nhiều người đi rừng phát hiện ra những bãi phân sói khô trắng, lẫn trong đó lông thú và vụn xương chưa tiêu hóa hết. Đêm đêm người ta nghe thấy tiếng tru dài sắc lạnh của nó vang lên từ phía dãy Ba Đầu. Dân làng hoảng hốt không ai dám ra khỏi nhà khi trời tối, nhà nhà cửa ngõ đóng im phắc, các lối mòn vốn heo hút nay càng thêm hoang vắng đến rợn người. Khi trước Quản Hà là một vùng đồi núi âm u ma thiêng nước độc với rất nhiều thú dữ, trong vùng còn có hẳn một đội thợ săn. Nhưng sau người đông dần lên, thú hoang bị tiêu diệt hết, đội thợ săn bị giải tán, không biết con sói lông đỏ đó từ đâu mò về.



Tin báo về con sói lông đỏ được trình lên quan huyện Quản Hà khi ngài đang vui vẻ ở Mẫu Đơn lầu. Trong vòng hai tháng qua con sói đã bắt đi một con bò, bốn con lợn, cắn bị thương hai người, một đứa trẻ ở xóm Trỉa theo mẹ ra bờ suối bắt cua cũng bị sói tha mất. Mấy chục người kéo nhau lên huyện cầu xin quan trên cho quan quân về bắt sói cứu giúp dân lành. 



- Giải tán bọn ngu đó ngay. - Quan huyện đập bàn quát. Dĩ nhiên tiếng động ngài gây ra không được đanh thép lắm vì một tay ngài đang bận vòng qua eo mĩ nhân Tuyết Nhi. - Có mấy con lợn với đứa trẻ mà không trông được phải lên nhờ quan quân sao. Đứa nào còn ầm ĩ đem nhốt vào ngục cho ta.



Đám dân đen rách rưới ở cổng huyện nha đành lủi thủi ra về. Nào ai biết quan huyện đang say sưa trong bữa tiệc. Ở Mẫu Đơn lầu, ngài say đắm mĩ nhân Tuyết Nhi. Nàng là ca kĩ lưu lạc tài sắc nhưng có lời thề chỉ bán tiếng đàn chứ không bán thân. Nhưng quan huyện đời nào chịu bỏ qua món ngon trước mặt.



- Tuyết Nhi, tối nay nàng nhất định phải về phủ hầu hạ ta.


Tuyết Nhi ngừng đàn, nàng nói nhỏ nhưng rành rọt:


- Xin ngài đừng ép thiếp đến đường cùng.


- Nàng không biết ta là ai sao? Đừng lấy cái chết dọa ta, ta đã nương tay cho nàng lâu quá rồi. - Quan huyện Quản Hà ôm siết lấy nàng, con quỷ dâm ô thấy lòng mình sôi sục. Tuyết Nhi biết mình khó có thể vượt qua cửa ải này, nàng vội nghĩ ra một cách:


- Nếu quả thật đại nhân muốn đưa thiếp về phủ, xin hãy đáp ứng thỉnh cầu này của thiếp.

 

Quan huyện cười ha hả:


- Nàng muốn gì, vàng bạc châu báu trên đời này ta không thiếu. Ta nhất định sẽ làm nàng thỏa nguyện


- Xin ngài hãy cho người giết chết con sói lông đỏ, lột da nó trải trên giường rồi chúng ta sẽ làm lễ hợp cẩn ở đó.


Quan huyện chau mày. Nhắc đến con sói lông đỏ làm ngài mất hứng nhưng bên cạnh ngài, mĩ nhân đang ngước đôi mắt có riềm mi cong vút chớp chớp chờ đợi. Ngài bỗng hình dung ra tấm thân trắng nõn của nàng nổi bật trên tấm da sói đỏ rực mà lại thấy bừng bừng thèm muốn. Ngài vội vã gật đầu:


- Được rồi, việc đó có gì là khó.

 

 

Việc bắt con sói lông đỏ hóa ra không dễ như quan huyện nghĩ. Con sói đã thành tinh. Sau khi ăn thịt người được một lần, nó quen mùi, chỉ chuyên rình chụp bắt người ở những quãng đường vắng lúc chiều hôm hay chạng vạng, cắn đứt họng rồi moi bộ lòng. Quân lính hộ thành vốn là một đám hèn nhát, lâu nay chỉ biết đón đường thu thuế rồi rượu chè say khướt, nay phải xông vào chỗ khó khăn thì đùn đẩy nhau. Kết quả đã hơn một tuần trăng mà chẳng thu được nổi một sợi lông sói, những hầm hố bẫy chông trong rừng há hoác mồm ra như cái miệng cười giễu cợt.



Quan huyện Quản Hà tức lồng lộn. Chuyện con sói lông đỏ đã bay đến tai tri phủ Định Luông nên quan huyện định bụng sau khi chiếm được mĩ nhân Tuyết Nhi rồi sẽ đem cả nàng lẫn bộ lông sói đỏ lên biếu quan trên. Nhất định món quà quý giá này sẽ giúp đường hoạn lộ của ngài thêm rộng mở. Ngài biết rõ đám lính vô dụng của mình chẳng làm được gì nên quyết bằng mọi cách phải tìm cho được người thợ săn Nguyễn Hạng, chỉ có ông ta mới có thể thu phục được con sói này.



Nguyễn Hạng là người thợ săn cuối cùng còn lại của hiệp thợ săn huyện Quản Hà nổi tiếng ngày xưa. Khi đó ông đã gần sáu mươi tuổi nhưng sức vóc vẫn còn cường tráng. Sau khi giải nghệ, ông lui về ở ẩn trong núi Linh Chi, cuốc đất trồng rau sống đạm bạc với người con gái nhỏ. Linh Lan vốn không phải là con đẻ của ông, ông nhặt được cô bé trong ổ sói ở một chuyến đi săn. Không hiểu vì sao sau khi ăn thịt người đàn bà xấu số, con sói mẹ không giết cô bé mà mang cô về ổ để nuôi cùng đám con mình. Khi Nguyễn Hạng cùng với hiệp thợ săn phát hiện ra cô bé ở khe núi Ba Đầu thì cô chừng hai tuổi, mình mọc đầy lông, bò bằng bốn chân và tru lên như sói. Mặc mọi người ngăn cản, ông đã đưa cô bé về làm con nuôi và chăm sóc dạy dỗ cô từ ngày đó.

 

Khi thấy đám quan quân cưỡi ngựa đến trước túp lều nhỏ của mình, người thợ săn đã linh cảm việc không hay sắp xảy ra.


- Nguyễn Hạng, chắc ông đã nghe tin sói dữ về làm hại dân lành. Biết ông là thợ săn lão luyện, quan huyện Quản Hà lệnh cho ông mau chóng lên đường diệt con sói dữ trừ hại cho dân.


- Bẩm các ngài, tôi bỏ nghề đã lâu, tay chân yếu lắm rồi chắc không đương đầu nổi với ác thú nữa, mong các ngài tìm người khác tài giỏi hơn tôi.


- Việc đó chúng ta không biết, quan huyện đã truyền lệnh rồi ông cứ thế mà nghe theo. Quan huyện đã chuẩn bị sẵn một ngôi nhà tươm tất trong thành, mời cha con ông quá bước đến đó nghỉ ngơi, đợi ngày diệt được ác thú rồi quan sẽ cấp bổng lộc tha hồ hưởng phúc.



Nguyễn Hạng kinh hoàng kêu lên:


- Không, xin các ngài. Hãy tha cho cha con chúng tôi.


Một mồi lửa nổi lên rất nhanh thiêu rụi túp lều cỏ, hai cha con Nguyễn Hạng được áp giải vào giam lỏng trong thành. Chỉ sau một đêm, tóc ông đã bạc trắng.


- Xin cha đừng nhận lời. - Linh Lan nắm chặt lấy đôi bàn tay cha mình. - Cha đã yếu lắm rồi, nếu lần này ra đi sẽ làm mồi cho ác thú thôi.

- Không sao đâu con ạ. Cha biết phải làm như thế nào rồi.


Tuy nói để con gái yên tâm nhưng lòng Nguyễn Hạng rối như tơ vò. Ông biết quan huyện Quản Hà từ lâu đã coi những người thợ săn như ông là cái gai trong mắt. Dưới sự cai trị khốc hại của ông ta, dân tình khốn khổ, tiếng oán thán vang dậy khắp nơi. Lo sợ khởi nghĩa, ông ta ra sức đàn áp, những người từng là thợ săn vốn võ nghệ cao cường và được lòng dân chúng là đối tượng bị tiêu diệt đầu tiên bằng nhiều cách rất bí ẩn.

 

Để che mắt quan quân và đảm bảo cho sự an toàn của hai cha con, Nguyễn Hạng đã từ bỏ nghề săn, nguyện không sát sinh nữa rồi lui đi ở ẩn.


- Linh Lan, hãy nghe cha dặn. Cha sẽ đi lên núi để tìm con sói lông đỏ này. Sau khi cha đi rồi, hai ngày sau con nhớ tìm cách trốn ra khỏi đây, đợi cha ở cây gạo cụt ngọn cách cổng thành phía Tây năm dặm.

 

(...)

 

--------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1