Tháp nghiêng Pisa vì sao nghiêng mà không đổ
Mỗi năm tháp Pisa lại nghiêng thêm vài mm. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng này nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để để ngăn tháp tiếp tục nghiêng.
Tháp nghiêng Pisa là biểu tượng của đất nước Italia xinh đẹp, nổi bật giữa quảng trường rộng lớn của thành phố, phía sau đại giáo đường Roma. Tháp nghiêng cùng với đại giáo đường, tổng lễ đường và khu công mộ đã tạo thành “khu kỳ tích” Pisa. Tháp Pisa được khởi công xây dựng vào ngày 9 tháng 8 năm 1173 sự chỉ đạo của vị kiến trúc sư nổi tiếng Bonano Pisano. Tháp cao gần 100m. Nhưng sau khoảng 5- 6 năm xây dựng, thân của ba tầng tháp bắt đầu nghiêng. Từ đó đến nay mỗi năm tháp Pisa lại nghiêng thêm vài mm. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng này nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để để ngăn tháp tiếp tục nghiêng.
Nhiều chuyên gia hữu quan tiến hành nghiên cứu về lịch sử toàn bộ tháp nghiêng và các vấn đề về vật liệu xây dựng, kết cấu địa chất, nguồn nước có liên quan đến tháp. Họ đã áp dụng các trang thiết bị tiên tiến nhất để tiến hành kiểm tra. Các chuyên gia nhận định nhân tố quan trọng giúp tháp nghiêng mà không đổ là do mỗi viên gạch, viên đá xây dựng tháp nghiêng đều được chạm khắc rất đẹp, sự gắn kết giữa chúng rất tuyệt vời giúp chống lại những nứt rạn do tháp nghiêng gây ra.
Hiện tượng nghiêng của tháp Pisa chắc chắn có liên quan đến vấn đề địa chất. Bởi vì vào thế kỉ XIX, kiến trúc sư Radoxoca sau khi khoan lấy mẫu trong móng tháp đã chứng minh điều kiện thổ nhưỡng là nhân tố làm tháp bị nghiêng. Các kiến trúc sư đã tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này như ngừng thi công để tháp ổn định, điều chỉnh độ nghiêng, đồng thời áp dụng biện pháp làm giảm nhẹ trọng lượng tháp, không xây dựng đỉnh tháp để cân bằng độ nghiêng.
Căn cứ vào tốc độ nghiêng mấy năm gần đây của tháp nghiêng Pisa, vị giáo sư về khoan trắc tháp này cho rằng, nếu như theo tính toán tỉ lệ nghiêng như vậy thì khoảng sau 250 năm nữa tháp sẽ đổ. Nhưng có nhiều ý kiến bác bỏ tính toán này, họ cho rằng chỉ suy đoán theo phương thức toán học thì không đáng tin cậy. Việc xây dựng tháp nghiêng Pisa là một vấn đề khó tính toán, được tổng hợp từ nhiều phương thức đan xen nhau nên rất khó để phán đoán điều gì.
Quan tâm nhất tới sự mất còn của tháp nghiêng là người dân Pisa. Mặc dù họ cảm thấy lo lắng về chuyện nghiêng của tháp nhưng họ vẫn tự hào về vì quê hương mình có một tháp nghiêng, được đánh giá là đẹp nhất thế giới và họ tin tưởng rằng nó không bao giờ đổ được. Mỗi năm các chuyên gia đều tiến hành các biện pháp gia cố móng thì độ nghiêng của tháp lại tăng nhanh hơn. Năm 1838, người ta tiến hành thi công gia cố móng và xung quanh tháp. Năm 1934, 90 tấn xi măng được phun vào móng. Chân tháp vì thế mà càng không ổn định, tốc độ nghiêng cũng nhanh hơn. Nhưng từ năm 1973 đến 1975, khi tiến hành lấp hết các giếng của các gia đình và cấm sử dụng phương pháp lấy nước khác trong phạm vi khuôn viên hình vuông 3km quanh tháp thì tốc độ nghiêng của tháp cũng chậm lại.
Tháp nghiêng Pisa có thể đổ hay không, bao lâu thì thế giới sẽ mất đi một kì quan độc đáo như thế này vẫn còn là câu hỏi lớn. Người ta liệu có thể làm gì để bảo vệ nó hay không làm gì thì tốt hơn, có thể mọi sự tác động trực tiếp sẽ khiến tháp nghiêng nhanh hơn. Nhưng giờ phút này , người Ý vẫn có quyền tự hào về tháp nghiêng Pisa, “ Tháp nghiêng Pisa vững chắc, khỏe mạnh như người Pisa, mãi mãi không thể đổ”.
---------------------
Nguồn: Phạm Nhật/RadioMe
Thực hiện: Thu Hương, Hoàng Tuấn
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...