Tình ma duyện tục - Phần 3
Hiệp lặng người đi rất lâu. Nhớ lại khoảng khắc ngồi chung xe với cô nàng, rồi một đêm ngủ lại nhà cô nữa. Hiệp bắt rùng mình. Anh đứng giữa khu nghĩa địa hoang vắng đó rất lâu với bao thắc mắc hoang mang...
Hiệp một phần đã quen đường, phần nữa là do quá nôn nóng, nên chỉ vài chục phút sau đã nuốt gọn quãng đường mấy chục cây số. Lần này vào ban ngày sáng rõ, anh quan sát kỹ lại chỗ cái quán bên đường. Đúng là không hề có. Chỉ có một mái lá tạm bợ của một người ngồi vá vỏ xe. Khi Hiệp hỏi về cái quán thì người đàn ông trung niên tỏ ra ngạc nhiên:
- Ở đây Iàm gì có quán xá nào.
Hiệp biết chắc là không có, bởi vài cây số quanh đó là đồng không mông quạnh, không làm sao có một cái quán mà đã biến mất chỉ trong một đêm. Anh tần ngần một lúc rồi quyết định chạy thẳng vào chỗ ngôi nhà nàng Mỹ Dung. Sự hồi hộp âu lo của Hiệp đã có ngay kết quả sau đó. Chẳng hề có ngôi nhà nào với giàn hoa giấy trước cổng như anh từng thấy!
Hỏi một vài người qua đường thì có ngườt biết, người không. Người biết thì nói:
- Nguyên cả đoạn đường này trước kia chỉ có duy nhất ngôi nhà của một người làm nghề đi biển. Nhưng vào mùa bão lớn ông ta đi mãi không về, ở nhà vợ con chờ đợi mỏi mòn, rồi lần lượt bỏ đi tìm phương sinh sống. Một người con lớn thì đi làm xa lâu ngày cũng không người nào trở lại. Riêng bà mẹ và cô con gái thì đi ở đợ cho một nhà giàu trên thị trấn Hà Tiên, nhưng sau nghe nói có chuyện gì đó mà họ trở về không đủ hai người.
Nói tới đây, người ấy chỉ khẽ lắc đầu rồi đạp xe tới. Hiệp cố chạy theo năn nỉ lắm thì ông ta mới chỉ tay vào trong cánh đồng và nói:
- Tôi chỉ biết có vậy. Còn muốn hiểu thêm thì cậu nên đi vào chỗ cánh đồng kia, nó có một nghĩa trang...
Ông ta nhất quyết không nói gì thêm, đạp xe đạp thật nhanh rồi chỉ thoắt cái đã không còn thấy đâu. Hiệp lưỡng lự, bởi chỗ anh đang đậu xe muốn đi vào cánh đồng kia thì chỉ có cách duy nhất: xắn quần lội bộ qua một đoạn ruộng đồng mà anh biết chắc là sình lầy nhiều hơn là đất liền.
Nhưng cuối cùng Hiệp cũng phải đi. Quả đúng như anh tiên liệu, phải hơn nửa tiếng đồng hồ sau anh mới tới được khu nghĩa địa chỉ có hơn chục nấm mồ, mà người muốn đem xác đi chôn chắc chắn là phải di chuyển bằng ghe xuồng, chớ không thể đi bộ được. Và Hiệp đã tìm ra điều không mong tìm, đó là một ngôi mộ mà trên mộ bia có lồng bức ảnh chân dung một người con gái đẹp:
- Mỹ Dung.
Bức chân dung ấy giống hệt như khung hình mà người đàn bà kia ôm trong lòng ngày hôm qua!
- Trời đất ơi, Mỹ Dung sao?
Hiệp lặng người đi rất lâu. Nhớ lại khoảng khắc ngồi chung xe với cô nàng, rồi một đêm ngủ lại nhà cô nữa. Hiệp bắt rùng mình. Anh đứng giữa khu nghĩa địa hoang vắng đó rất lâu với bao thắc mắc hoang mang ngổn ngang trong lòng.
Trở ra xe, thay vì chạy đi ngay, Hiệp quyết định đậu lại đó chờ. Nếu hỏi anh chờ gì thì tức thời Hiệp sẽ chẳng trả lời cụ thể được, bởi có thể anh chờ xem may ra có thể gặp Mỹ Dung. Mà cũng có thể anh hy vọng sẽ chạm mặt lần nữa với người đàn bà ôm bức ảnh.
Cuối cùng, Hiệp đành thất vọng. Bởi gần một buổi chiều chờ đợi như vậy, anh chỉ thêm bối rối và đành phải lủi thủi ra đi.
Lúc Hiệp chạy xa rồi thì ở quãng đường anh vừa đậu xe có một cô gái đầu đội nón lá che khuất cả mặt xuất hiện, đứng nép vào một thân cây và gục xuống, đôi vai run run. Hình như cô ta khóc!
Vừa ở tòa án bước ra, Hiệp đã thoáng thấy một người đàn bà hai tay ôm trước bụng vật gì đó, bước đi rất nhanh như đang chạy trốn. Anh thảng thốt gọi ngay:
- Bà ơi!
Hiệp chạy bộ qua đường rất nhanh, nhưng cũng không làm sao bắt kịp người kia, bà ta đi nhanh đến nỗi Hiệp cũng phải ngạc nhiên. Anh chỉ có nước gọi to hơn:
- Bà ơi!
Lần này Hiệp mừng rỡ bởi người đàn bà đã quay lại nhìn. Hiệp reo lên khẽ:
- Chính là bà ấy!
Bà ấy mà Hiệp nói ở đây chính là người ôm khung hình hôm trước, tức là bà mẹ của Mỹ Dung!
- Bác, chờ con với!
Hiệp không ngại có nhiều người đang nhìn mình, anh chạy nhanh thêm và cuối cùng bắt kịp người nọ. Anh thấy trên tay bà ta vẫn khư khư giữ bức ảnh như bữa trước:
- Bác đi đâu ra tận đây? Cháu mời bác vào quán nước kia, cháu cần hỏi điều này một chút.
Ngần ngừ chớ không từ chối, cuối cùng bà ta theo chân Hiệp bước vào một quán vắng gần đó. Vừa ngồi xuống, bỗng người phụ nữ lên tiếng:
- Tôi đi tìm cậu đây!
Hiệp ngạc nhiên:
- Sao bác biết cháu ở ngoài này mà đi tìm? Mà tại sao...
Bà ta đặt bức ảnh xuống bàn, hỏi đột ngột:
- Cậu còn nhớ nó không?
Hiệp không giấu nổi xúc động, đáp ngay:
- Cô Mỹ Dung đây mà, sao cháu lại không nhớ!
Bà ta nhẹ gật đầu:
- Nó đó. Vậy cậu có sẵn lòng giúp nó không?
Hiệp hơi bất ngờ, nhưng cũng kịp đáp:
- Dạ, sao lại không! Nhưng cháu phải làm gì?
- Báo thù!
- Báo thù cho ai? - Hiệp trợn tròn đôi mắt, hỏi lại.
- Cho Mỹ Dung mà cậu quen. - Giọng bà ta đanh lại.
Không thể nào ngờ được, Hiệp lúng túng thấy rõ:
- Cháu, cháu làm sao có thể... ý cháu muốn nói, cháu chỉ...
Không để ý tới thái độ của Hiệp, bà vẫn tiếp tục nói:
- Người ta đã vùi dập một đời con gái của nó, rồi khi nó có thai, họ lại nhẫn tâm bảo nó phá thai. Nó không chịu phá thì họ bắt ép, cho nó uống thuốc trục thai ra và nó đã chết do hành động đó của họ! Con tôi chết oan ức, tức tưởi như vậy mà họ nào có đoái hoài thương tiếc gì, còn phũ phàng đuổi mẹ nó ra khỏi nhà, nơi hai mẹ con tôi ở đợ kiếm miếng cơm từ lâu...
Bà nói đến đó rồi quá xúc động, nghẹn lời không còn nói tiếp được nữa. Hiệp hiểu tất cả, anh lặng người đi một lúc rồi hỏi:
- Có phải tác giả vụ này là tên RôBe không?
Bà mẹ Mỹ Dung lắc đầu:
- Không phải. Mà chính là... lão Nhơn.
Câu tiết lộ khiến cho Hiệp như bị sét đánh ngang tai, anh run giọng hỏi:
- Có đúng vậy không?
Bà không đáp, vụt đứng dậy và nói gọn một câu:
- Mỹ Dung nó kỳ vọng ở cậu nhiều Iắm. Nó bảo, chính nó mới có duyên nợ với cậu, vậy cậu làm sao đó thì làm.
Bà bước đi nhanh, để lại đó khung ảnh. Hiệp định chạy theo thì bà ấy đã nói với lại:
- Cậu hãy mang khuôn ảnh đó tới giao cho cô vợ chưa cưới của cậu, ắt mọi việc sẽ như ý!
Bà ta đi khuất bóng rồi mà Hiệp vẫn chưa biết phải làm sao. Cuối cùng phải đành cầm bức ảnh đứng dậy vừa đi vừa tránh để mọi người nhìn...
(...)
------------
Nguồn: VOV
Nàng hầu trẻ - Phần 6
Người ta bảo rằng trong con người của Hường có một phần hồn của Xuyến. Và chính Xuyến chớ không phải Hường, mới là người cai quản sản nghiệp nhà họ Bành. Họ phải trả giá cho những tội ác từng gây ra.
Nàng hầu trẻ - Phần 5
Ả ta nghiến răng và thuận tay tung mạnh bà mẹ chồng lên cao như tung một quả bóng. Khi rơi xuống, thay vì rớt trên sàn nhà, bà Bành lạt bị vướng vào sợi dây giăng mùng. Bình thường sợi dây ấy chỉ đủ giăng chiếc mùng nhẹ tênh,...
Nàng hầu trẻ - Phần 4
Một tiếng thét vang lên, vừa lúc Minh Nguyệt lảo đảo, lui mấy bước. Trước mặt y thị không phải là con người hầu bình thường, mà là người với gương mặt trơ xương. Một chiếc đầu lâu trên thân mình bằng xương bằng thịt!
Nàng hầu trẻ - Phần 3
Tiếng kêu của nó vọng lên trong đêm trường, nghe thê lương, đau lòng... Nhưng trước sau gì cũng chẳng có ai đến cứu. Mặc dù trong ngôi nhà lớn đó lúc ấy có nhiều người nghe và hiểu chuyện, nhưng vì sợ uy quyền của vợ Hai Tường, nên...
Nàng hầu trẻ - Phần 1
Năm đó xảy ra nạn đói tràn lan khắp nơi. Ngoại trừ những nhà giàu, còn hàng dân lao động bình thường đều khổ sở chạy tìm miếng ăn từng bữa mà cũng không đủ.
Truyền thuyết ma trùng - Phần 5
Đang lúc anh xoay người chuẩn bị tiếp tục bám theo gã đàn ông kia, thì bất chợt cả thân người gã ta lại lừ lừ quay lại.
Truyền thuyết ma trùng - Phần 4
Hỡi ôi, cái gương mặt bà cụ sao có đôi mắt đen sì sì, miệng bà ta đang mở ra nhe răng nanh dài nhếch mép đầy kinh tởm.
Truyền thuyết ma trùng - Phần 3
- Tôi nói các đồng chí ở trên huyện lại không tin, lại cho là dân Vũ Thôn chúng tôi mê tín, chứ quả thực là chuyện này có thật. Nó được để lại cái tục này từ thời cụ cố tôi kia, cho đến bây giờ thì cũng chưa...
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...