Trạng Quỳnh
03-08-2016
0
914
Mời các bạn nghe chuyện Trạng Quỳnh.
Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.
Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:
“Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân” (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
“Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức” (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)
Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:
- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.
- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?
- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.
- Ta cho phép, quan cứ nói.
- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.
- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!
- Vậy thần xin mạo muội thưa: “Quan tắc cổ, dân tắc cổ” có nghĩa là “trên cũng câm, dưới cũng câm,” thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn “đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân” tức là “đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn”.
- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!
- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. “Thượng ung tai, hạ ung tai” có nghĩa là “đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai”, là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng “ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ” nghĩa là “ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu”.
Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:
“Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân” (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
“Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức” (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)
Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:
- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.
- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?
- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.
- Ta cho phép, quan cứ nói.
- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.
- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!
- Vậy thần xin mạo muội thưa: “Quan tắc cổ, dân tắc cổ” có nghĩa là “trên cũng câm, dưới cũng câm,” thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn “đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân” tức là “đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn”.
- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!
- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. “Thượng ung tai, hạ ung tai” có nghĩa là “đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai”, là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng “ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ” nghĩa là “ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu”.
Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và “chọc” nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.
*****
*****
Trong làng Quỳnh ở, các chức sắc thấy Quỳnh được chúa gọi vào hầu luôn thì khâm phục lắm, chẳng ai bảo ai mà kẻ nào người nấy đều đến nhờ cậy Quỳnh giúp đỡ, mong được hưởng chút ấm nhà chúa.
Một hôm Quỳnh ở kinh đô về, cho gọi các chức sắc đến, bảo có muốn làm ông nọ bà kia thì tối đến nhà Quỳnh đánh chén, rồi ngày mai Quỳnh đưa lên kinh đô sớm.
Các chức dịch bao phen mong đợi, nay thấy Trạng hẹn đưa vào kinh đều chắc mẩm phen này hẳn phải lên chức ông nọ bà kia. Vì thế, ông nào ông nấy vênh vang về nhà quát vợ sắp sếp áo quan để tối đến nhà Trạng uống rượu, ngủ đấy, mai trẩy kinh sớm. Các bà vất vả một buổi sắm sanh cho chồng, nhưng cũng mở cờ trong lòng vì sắp được thành ông nọ bà kia.
Tối đến Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.
Lúc ấy đã quá nửa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng.
Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà tóc gáy, cứu chữa các ông gần đến sáng mới tỉnh. Trời tảng sáng, nhìn rõ mặt người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:
- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!
Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh “ông nọ bà kia” hệt như thế.
Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:
- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!
Thực hiện: Thanh Hòa
Một hôm Quỳnh ở kinh đô về, cho gọi các chức sắc đến, bảo có muốn làm ông nọ bà kia thì tối đến nhà Quỳnh đánh chén, rồi ngày mai Quỳnh đưa lên kinh đô sớm.
Các chức dịch bao phen mong đợi, nay thấy Trạng hẹn đưa vào kinh đều chắc mẩm phen này hẳn phải lên chức ông nọ bà kia. Vì thế, ông nào ông nấy vênh vang về nhà quát vợ sắp sếp áo quan để tối đến nhà Trạng uống rượu, ngủ đấy, mai trẩy kinh sớm. Các bà vất vả một buổi sắm sanh cho chồng, nhưng cũng mở cờ trong lòng vì sắp được thành ông nọ bà kia.
Tối đến Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.
Lúc ấy đã quá nửa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng.
Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà tóc gáy, cứu chữa các ông gần đến sáng mới tỉnh. Trời tảng sáng, nhìn rõ mặt người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:
- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!
Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh “ông nọ bà kia” hệt như thế.
Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:
- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!
Thực hiện: Thanh Hòa
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...