Vườn Xưa

Thể hiện : Hải Yến
Tác giả : Phạm Hương Giang
14-11-2016
  0   1601

Ngôi nhà nằm giữa vườn cây. Na, mít, ổi, xoài, dừa, nhãn... mùa nào thức nấy um tùm rậm rạp. Mùa đông, lá rụng dày hàng gang, mấy chị em nhăn nhó vì phải quét luôn luôn. Bù lại mùa hè, mùa nhiều hoa trái nhất thì chẳng những được ăn lại còn được đùa nghịch dưới tán lá mát rượi nữa. Ba chị em trứng gà trứng vịt, thêm lũ trẻ con hàng xóm lít nhít lấy khu vườn làm địa điểm tập trung suốt ngày không ngơi tay ngơi miệng. 

 

Vườn xưa


Lương nghỉ ốm hai trăm nghìn của mẹ không nuôi đủ năm người, anh cả học đại học ở Hà Nội cũng chỉ thỉnh thoảng mới dám về xin tiền mà sự học hành của ba chị em đã là một khó khăn lớn. Mẹ bảo: Hễ khỏe mẹ lại đi làm, các con phải học hành cho nên người. Chị hai bảo nhỏ: Ngày xưa mẹ cũng đại học này đại học nọ mà nhà mình vẫn nghèo đấy thôi. Con bé út không nghĩ thế. Nó trả lời gọn lỏn: Tại mẹ ốm.

 

Vườn xưa


Mẹ một năm nằm viện sáu, bảy tháng, còn lại ở nhà nghỉ tự túc. Suốt ngày mẹ nằm trong căn phòng tối om om, lạnh lẽo khiến cả ba chị em đều ngại đến gần. Cho nên dù rất thương mẹ nhưng ba chị em đều chực lúc rỗi là tót ra vườn. Vườn còn có nhiều loài hoa dại, rau dại. Rau tập tàng thường trực trong các bữa ăn. Ba đứa cũng gầy như những dải khoai, thỉnh thoảng còn rủ nhau mầy mò hái mùi tàu lá lốt ra chợ bán, mua được lọ mực hay vài bìa đậu. Mùa hè, những cơn bão kéo về làm tả tơi khu vườn, ba chị em mừng rỡ rủ nhau nhặt tay măng gẫy hay đào măng non ngâm chua.

 

Nếu hôm nào nước sông dâng lên ngập vườn, vác vó tôm ra kéo được con cá mương hay cá rô nấu cùng nữa thì thật tuyệt. Những hôm nước ngập cò vạc bay về đậu từng đàn chấp chới trên những ngọn tre rũ rượi. Đêm đêm tiếng cuốc xáo xác thành từng chuỗi, bắt nước ngập vang vọng kéo dài không dứt. Mẹ bảo: “Não cả ruột!” Rồi mẹ trở mình liên tục, những cái thở dài sẽ sượt suốt đêm.

 

(...)

 

----------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1