14 biểu hiện đáng sợ nhưng thật ra rất bình thường ở trẻ sơ sinh
Hãy cùng khám phá 14 biểu hiện thoạt nhìn có vẻ đáng sợ và nguy hiểm nhưng thật ra lại rất bình thường ở trẻ sơ sinh các bố mẹ nhé
“Tại sao chân con lại cong như thế kia?”; “Mắt con bé có vẻ như bị lác rồi!”… đó là hàng loạt dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mà những người lần đầu làm cha mẹ sẽ hốt hoảng, lo lắng.
Nếu bạn hỏi chồng tôi vào ngày con gái chúng tôi chào đời, anh ấy hẳn sẽ nói với bạn rằng con bé chẳng xinh đẹp và đáng yêu chút nào. Đối với chồng tôi, bé con là một cơ thể 3,6kg với vô số dấu hiệu đáng lo ngại về mặt y tế. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, anh ấy đã đoán chắc rằng con gái chúng tôi có tới hai dạng ung thư da khác nhau. Và nếu nhìn kỹ hơn, anh ấy còn tìm ra vài điểm đáng lo ngại khác: “Tại sao chân con lại cong như thế kia?”; “Mắt con bé có vẻ như bị lác rồi!”…
Thật may, tất cả những điều khủng khiếp mà chồng tôi phát hiện được về bé con hóa ra lại là những điều rất bình thường đối với trẻ sơ sinh.
1. Chân vòng kiềng
Thử tưởng tượng bạn phải xoay sở trong tử cung ai đó suốt 9 tháng trời – bạn chắc hẳn trông cũng sẽ hơi vòng kiềng thôi. Điều này hoàn toàn bình thường với đa phần các em bé mới sinh. Chúng sẽ thẳng ra cùng với thời gian.
2. Những nốt mẩn trắng/vàng nhạt nhỏ xíu
Không phải là mặt bé mọc mụn mà đó là những nốt kê, thường xuất hiện trên mũi, cằm và má trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện thấy nốt kê trên mặt bé, bạn chẳng phải làm hết. Chúng sẽ biến mất chỉ sau vài tuần.
3. Mụn
Bạn đã đúng, đây cũng chính là loại mụn có thể đe dọa nhan sắc của bạn khi bước vào tuổi dậy thì. Nó có thể xuất hiện ngay từ lúc bé chào đời hoặc khi bé được vài tuần tuổi. Thực ra, bạn gần như không thể làm gì nhiều để xử lý những nốt mẩn được bao quanh bởi phần da ửng đỏ này. Nhưng hãy chắc chắn rằng em bé của bạn không bị ướt mồ hôi và phải lau sạch ngay nếu bạn thấy bé chảy nước dãi hoặc bị trớ. Chỉ rửa thôi, không được chà xát mạnh, khuôn mặt bé khi tắm bằng loại xà bông dịu nhẹ và tránh xa mọi loại thuốc bôi trị mụn hay kem chứa dầu.
4. Lông trên người
Cho dù bé yêu của bạn có mọc nhiều tóc hay chỉ lơ thơ vài sợi, bé vẫn có khả năng cao là còn lông trên người. Vị trí xuất hiện của lông có thể trên vai, dọc theo cánh tay, sau lưng và trên vành tai. Được gọi bằng một cái tên rất trìu mến là lông tơ (thuật ngữ y khoa là lanugo), chúng có vai trò là ổn định thân nhiệt cho bé khi còn trong bụng mẹ. Cho dù bạn có làm gì, đừng bao giờ sử dụng dao cạo: phần lông tơ này sẽ sớm rụng thôi.
5. Vết xước, vết cào
Móng tay em bé có thể mọc ra khá dài ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Và bởi vì bé chưa thể kiểm soát hoàn toàn cánh tay, bàn tay, ngón tay mình nên có thể tự làm xước da trước cả khi chào đời. Bạn chỉ cần lấy cắt móng tay dành cho trẻ nhỏ và trao cho bé yêu lần chăm sóc móng đầu tiên trong đời.
6. Hắt hơi liên tục
Tình trạng này có thể kéo dài ít nhất trong vài tháng đầu. Bé hắt hơi thường xuyên bởi vì vẫn còn một số dịch nhày màng ối mà bé phải xử lý nốt. Và nguyên do cũng có thể là những phần tử nhỏ xíu trong không khí đi vào đường mũi của bé, trong khi bé chưa thực sự thích nghi với môi trường mới, khác hoàn toàn so với lúc trong bụng mẹ.
7. Nếp nhăn
Chà, em bé lão hóa nhanh ghê! Tất nhiên chỉ là đùa thôi. Những bé sinh ra nhẹ cân và thiếu tháng thường sở hữu làn da nhiều nếp nhăn hơn bé sinh đủ ngày đủ tháng. Nhưng phần lớn trẻ sơ sinh đều có nếp nhăn nhẹ trên bàn tay, bàn chân. Nếp nhăn sẽ hoàn toàn biến mất khi da bé lớn đủ.
8. Ngực lớn
Nếu bạn nhận thấy bé yêu của mình có bộ ngực khá nổi trội, đừng lo lắng. Hormone mà bé tiếp xúc trong giai đoạn bạn mang thai thực sự là “thủ phạm” làm cho một số cơ ngực phát triển. Nhưng một khi các hormone này tan biến, bộ ngực lớn cũng sẽ trở lại kích cỡ bình thường.
9. Cơ quan sinh dục bị sưng
Hiện tượng này cũng có cùng nguyên nhân như việc ngực căng nở bên trên và xuất hiện ở cả bé trai, bé gái. Thời gian sẽ đưa mọi thứ trở về đúng vị trí.
10. Đầu nhọn
Nếu bạn sinh thường, đầu bé bị kéo dài ra trong quá trình thoát ra khỏi cơ thể mẹ nên có vẻ như hơi nhọn. Bạn không có gì phải lo sợ vì hình dáng đầu bé sẽ nhanh chóng thay đổi, có thể là trong vòng 2 ngày sau sinh hoặc ít hơn.
11. Gàu
Thuật ngữ y học gọi đây là hiện tượng viêm da tiết bã (dân gian hay gọi là cứt trâu). Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng da đầu đóng vảy khô. Nếu bị nặng, đầu bé xuất hiện mảng vảy dày màu trắng hoặc vàng nhưng hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất trong vòng 6 tháng đầu tiên. Bạn không cần phải làm gì, nhưng nếu cảm thấy khó chịu, có thể dùng loại dầu gội dịu nhẹ và mát xa da đầu cho bé thường xuyên hơn.
12. Mắt lác
Mắt của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng chuyển động theo trật tự hoàn hảo thường thấy. Nguyên nhân khiến bạn lầm tưởng bé bị mắt lé chỉ đơn giản là bé chưa điều khiển được các cơ hoạt động một cách thuần thục mà thôi.
13. Mảng da ửng đỏ trên đầu
Thường xuất hiện trên trán hoặc quanh đầu, những mảng da ửng đỏ này nhìn có vẻ rất đáng lo ngại nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng được gọi là vết cò mổ (stork bites) và đôi khi là những vết bớt tạm thời. Đối với một số bé, mảng da này có màu đỏ sậm hoặc hơi tía. Đối với một số khác, chúng chỉ xuất hiện khi bé khóc nhiều. Trong năm tuổi đầu tiên của bé, hiện tượng này sẽ mất đi.
14. Hơi thở bất thường
Đặc biệt khi bé ngủ, bạn có thể để ý rằng bé tạo ra những âm thanh lạ lùng và tốc độ hơi thở đi từ chỗ rất nhanh, nông tới mức gần như không thở. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và muốn đánh thức bé dậy để chắc chắn rằng bé vẫn còn sống nhưng cố gắng giữ bình tĩnh. Đây được gọi là hiện tượng thở chu kỳ - là sự ngưng thở kéo dài chỉ một vài giây và được theo sau bởi một vài hơi thở nhanh và không sâu, không đi kèm thay đổi sắc mặt và nhịp tim giảm. Sau đó, bé có thể tự thở lại đều đặn. Vấn đề là hãy cho bé thời gian để điều chỉnh nhịp thở của mình.
-------------------------------------------------------
Nguồn: Popsugar
Dịch: Huyền Nguyễn / Trí Thức Trẻ
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Những bài viết, chia sẻ của bạn, hãy gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ: camxuc@i-com.vn.
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...