4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Thể hiện : Phương Thảo
Tác giả : Thoa Nguyễn
30-11-2016
  0   2461

 

Miền Tây Nam bộ được xem là thiên đường của các loại bánh dân gian. Bánh canh thốt nốt, bánh đúc dứa, bánh da lợn hay bánh tằm khoai mì là những đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới mảnh đất này thăm thú trong dịp lễ Tết.

 

Bánh đúc lá dứa

 

Khác với các loại bánh đúc miền Bắc, tại miền Tây bánh đúc có thêm các loại nguyên liệu riêng biệt tạo nên sự hấp dẫn, đặc trưng mang đậm hương sắc vùng miền.

 

Để làm nên những chiếc bánh đúc dai mềm, xanh mướt thì lá dứa là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu, với lá dứa bánh sẽ có màu sắc bắt mắt và thơm béo hơn. Lá dứa sẽ được rửa sạch, cắt đoạn ngắn và đem xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt.

 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

 

Ai đã từng tận tay đổ bánh đúc hay chứng kiến người thợ làm bánh thì đến công đoạn lấy bánh ra khỏi khuôn, mùi khói tỏa nghi ngút, mùi lá dứa thơm nồng thanh tao quyện với hương dừa thoang thoảng khiến những ai đã từng chứng kiến cảnh làm bánh đều muốn cắt miếng bánh nóng hổi ra thưởng thức ngay tại chỗ.

 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

 

Để tăng thêm độ cứng và dai, khi bánh nguội người ta sẽ cho bánh vào tủ lạnh. Nhiều người thưởng thức ví bánh chẳng khác nào từng miếng thạch trong suốt màu xanh ngọc, đẹp và ngon đến không cưỡng lại được.

 

Khi ghé Cần Thơ, bạn có thể ăn món bánh này tại quán Hồi Đó hoặc các quán ăn vặt trên đường Lê Lai, Lý Tự Trọng.

 

Bánh canh thốt nốt

 

Ở miền Tây có khá nhiều các loại bánh canh từ bánh canh giò heo, bánh canh vịt đến bánh canh thốt nốt quen thuộc tại vùng đất Châu Đốc, An Giang.

 

Sở dĩ bánh canh thốt nốt ở đây ngon có tiếng một phần nguyên nhân có lẽ do đây là nơi sản sinh ra trái thốt nốt, một loại trái ngọt thanh, mọng nước.

 

Dù là bánh canh ngọt hay mặn thì sợi bánh ấy ở miền Tây vẫn được làm ra chủ yếu từ bột gạo, gạo ngâm nước vài tiếng đồng hồ cho mềm rồi đem đi xay mịn thành bột. Xay gạo xong lại cho tất cả vào cái bao vải, đặt bộ cối xay thật nặng lên trên để ép lấy bột.

 

Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi.

 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

 

Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt. Chính vì có công đoạn này mà người miền Tây thường gọi là bánh canh gạo xắt.

 

Sợi bánh canh đạt chuẩn sẽ được xắt sao cho không quá dầy cũng không quá mỏng, độ dài vừa phải sao cho bắt mắt và dễ ăn.

 

Người dân ở đây thường dùng món bánh cho bữa sáng và xế chiều, thông thường mọi người ít ăn nhiều và no bởi vị ngọt béo sẽ gây cảm giác ngán, nên  ăn chỉ một chén nghe lưng lưng còn thòm thèm mới cảm nhận hết cái ngon. Khi ghé An Giang, bạn dễ dàng tìm được món bánh này quanh chợ Châu Đốc.

 

Giá một tô bánh canh khoảng 10.000 đồng.

 

Bánh tằm khoai mì

 

Đây là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm.

 

 

Để làm món này người ta phải mài khoai mì nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường dùng kèm với mè rang chín, đường trắng. Người ta còn bỏ thêm màu lá dứa, lá cẩm, gấc để tạo màu hấp dẫn cho món ăn. Bánh luôn được bán vào các buổi chợ sáng tại các chợ miền Tây.

 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

 

Bánh tằm khoai mì thường được gói đùm trong bọc bán với giá 5.000 đồng.

 

Bánh da lợn

 

Điểm đặc trưng của chiếc bánh da lợn là phải có nhiều lớp chồng lên nhau, chia tầng rõ rệt. Lớp bột mỏng ngoài bóng, dẻo khiến người ta liên tưởng tới tấm da lợn rồi lấy đó làm tên gọi cho món ăn.

 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

 

Nguyên liệu chế biến bánh gồm bột năng, bột nếp, đường, cốt dừa. Bánh có màu ngà vàng của đậu, màu xanh của lá dứa, đôi khi người làm còn thêm màu tím từ lá cẩm hay màu đỏ từ gấc cho chiếc bánh thêm phần rực rỡ.

 

Bánh da lợn dai bùi thường bán với giá 5.000 đồng một bánh.

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo Emdep
• Thực hiện: Trà My, Phương Thảo


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Đổi gió mùa mưa với bánh mì bò nướng Campuchia 'gây sốt'

Món bánh mì bò nướng bơ xuất xứ từ Campuchia đem đến một làn gió mới mẻ cho giới sành ăn Sài thành.

Đặc sản chén trứng nướng Phan Rang "gây sốt" ở Sài Gòn

Nếu ngày trước Sài Gòn từng rộ lên cơn sốt bánh trứng cút nướng tam giác thì giờ đây món chén trứng nướng Phan Rang đã soán ngôi và tạo nên một cơn sốt chưa từng thấy.

Giọng đọc: Phương Thảo
Tác giả: Nezz

5 tiệm mỳ vằn thắn "nổi như cồn" của Hà Nội

Dưới đây là địa chỉ "ruột" của những người sành ăn đất Hà Thành dành cho bạn tham khảo. Nếu chưa từng ăn mì vằn thắn ở những quán này thì hẳn bạn sẽ cực kì hối tiếc đó!

Giọng đọc: Phương Thảo

Những món ăn mới lạ hấp dẫn giới trẻ Hà Nội

Sau khoai lang lắc phô mai, sữa chua lá nếp…, thực đơn ăn vặt của giới trẻ lại xuất hiện thêm rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn, mới lạ, nào là Tokbokki lắc phô mai, lẩu ly, ngô nướng phô mai.

Giọng đọc: Phương Thảo
Tác giả: Hương Thu

Dừa hỏa diệm sơn - món ăn vừa xuất hiện đã hứa hẹn "gây bão" ở Sài Gòn

Quả dừa sôi sục với phô mai béo ngậy trên bề mặt, phía dưới là thịt bò, bánh gạo Hàn Quốc... món dừa hỏa diệm sơn thực sự khiến tín đồ ẩm thực tò mò và thèm thuồng từ cái nhìn đầu tiên.

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: Pride

Bật mí 5 bí mật để “ăn ngon, bổ, rẻ" y như người bản địa khi đến Singapore

Đến Singapore, nếu muốn ăn ngon, rẻ đúng như người bản địa, bạn nhất định nên thực hiện 5 điều dưới đây!

Giọng đọc: Phương Thảo
Tác giả: Kiu

Khu phố Chinatown - thiên đường ẩm thực hấp dẫn nhất nhì Bangkok

Yaowarat road hay khu Chinatown ở Bangkok là nơi bạn sẽ đắm chìm trong hàng trăm món ăn vô cùng hấp dẫn với mức giá rất bình dân.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Bánh khúc Hà Nội - Ngày ấy và bây giờ

Bánh khúc là một thứ quà dân dã đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hà Nội gốc lẫn người phương xa đến làm ăn sinh sống. Đơn giản vì nó lâu đời, đủ lâu để chiếm một góc trong trái tim Thủ đô.

Youtube

Facebook Fanpage

1