6 việc quan trọng mà chị em nào cũng nên làm để bảo vệ sức khỏe sinh sản (Số 2)

06-08-2016
  0   148

Xem tiếp Phần 1 tại ĐÂY

4. Tránh stress, căng thẳng

Mặc dù nhiều nhà khoa học cho rằn không có mối liên hệ rõ ràng giữa trạng thái stress, căng thẳng với tỉ lệ vô sinh nhưng không ít chuyên gia sức khỏe lại có suy nghĩ khác. Bác sĩ Allen Morgan, giám đốc Viện nghiên cứu về sinh sản Shore tại Lakewood, Mỹ cho rằng: Khi stress, căng thẳng, cơ thể sản sinh ra các hormone là cortisol hoặc epinephrine - các hormone liên quan đến nội tiết. Không những thế, bác sĩ Morgan còn cho rằng tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến lượng protein trong nội mạc tử cung (làm giảm lượng protein), đồng thời hạn chế lưu lượng máu đến tử cung nên giảm khả năng thụ thai thành công.
 
Các nhà khoa học đến từ Đại học Emory, Atlanta, Georgia cũng đã tiến hành nghiên cứu và thừa nhận rằng giảm stress có thể làm tăng cơ hội thụ thai của người phụ nữ. Kết luận này được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội châu Âu về Nhân Sinh sản và Phôi học ở Prague.
 
Do vậy, giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng là vô cùng cần thiết đối với mọi chị em, nhất là những người có kế hoạch chuẩn bị sinh con. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để luyện tập yoga, thư giản sẽ khiến bạn tăng cường sức khỏe và tăng khả năng thụ thai.
 
5. Lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp
 

Có một số phương pháp an toàn và hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Chúng bao gồm các biện pháp tránh thai trong tử cung (màng ngăn âm đạo), phương pháp nội tiết tố (thuốc uống, que cấy, thuốc tiêm), bao cao su và ngừa thai vĩnh viễn (triệt sản ở nam giới)...
 
Sử dụng các phương pháp ngừa thai hiệu quả có thể làm giảm đáng kể khả năng có thai ngoài ý muốn. Chuyên khoa Sức khỏe sinh sản của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) đã tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học quan trọng về sự an toàn và hiệu quả của các biện pháp tránh thai. Bất kì biện pháp tránh thai nào cũng có tác dụng phụ và có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, tâm trạng, cân nặng của người dùng. Những tác dụng phụ này nếu diễn ra về lâu dài có thể sẽ ảnh tác động không nhỏ tới sức khỏe của chị em, chẳng hạn như làm rối loạn nội tiết, gây viêm nhiễm... 
 
Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ về sức khỏe của mình để chọn được biện pháp phù hợp nhất.
 
6. Đi khám phụ khoa định kì
 

Khám phụ khoa định kỳ là một việc cần thiết để phụ nữ bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính mình. Nếu được thăm khám định kỳ, bệnh nhân và bác sỹ sẽ chủ động việc phát hiện bệnh, nhờ đó việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém. 
 
Các bác sĩ sản khoa khuyên chị em nên đi khám phụ khoa ít nhất 1 lần/năm bắt đầu từ độ tuổi 21 hoặc sớm hơn nếu đã có quan hệ tình dục trước tuổi này. Đối với những chị em có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì nên đi khám 6 tháng/lần. Thông thường, các thủ tục khám phụ khoa bao gồm cả soi tươi, siêu ấm, soi cổ tử cung, kiểm tra tế bào âm đạo (pap smear)... Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cần và không cần thực hiện những xét nghiệm hay kiếm tra nào. 
 
Mặc dù các thủ tục khám phụ khoa có thể khiến chị em cảm thấy một chút khó chịu nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe tình dục và sinh sản nên chị em không được bỏ qua. Khám phụ khoa định kì sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm có nguy cơ đe dọa khả năng sinh sản của người phụ nữ nếu không được điều trị sớm. 
 
Hơn nữa, thăm khám phụ khoa, chị em còn được trao đổi trực tiếp với chuyên gia về các vấn đề liên quan để có được khả năng thụ thai cao nhất.

-----------------

• Nguồn: Theo Tri thức trẻ
• Thực hiện: Trà My, Hồng Ngọc

Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn.

Youtube

Facebook Fanpage

1