Bữa ăn yêu thương - Phần 1
Với mình, trao gửi yêu thương trong từng bữa ăn cho con là một niềm hạnh phúc. Đây là dịp để mình gửi gắm cho con nhiều thông điệp...
Với mình, trao gửi yêu thương trong từng bữa ăn cho con là một niềm hạnh phúc. Mình muốn con hiểu, hơn cả việc ăn và uống, cắn và nhai, mỗi bữa ăn là một lần để con trân quý và cảm tạ đất trời. Cũng là dịp để mình gửi gắm cho con nhiều thông điệp.
1. Bữa ăn yêu thương ngay khi mới lọt lòng.
Người Việt Nam mình có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” thực sự rất sâu sắc. Khi có con rồi, mình mới càng thấm thía câu nói này. Ngay khi em bé chào đời, con học cách bú sao cho đúng để được no và kích thích sữa mẹ về nhiều. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc bú mẹ kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin - hay được nhắc đến với tên gọi “Hormone tình yêu”. Nó giúp em bé cảm thấy được yêu thương và làm giảm thiểu trầm cảm sau sinh cho mẹ. Cảm nhận được yêu thương là điều có ý nghĩa lớn đối với mỗi đứa trẻ, giúp em bé lớn lên mạnh mẽ và tự lập. Đây cũng là bài học cơ bản đầu tiên dành cho mẹ. Mình cho con bú theo nhu cầu. Rất tự nhiên, trên con đường mình đi đều có những chỉ dẫn. Chẳng hạn như, con khóc cáu gắt hay đầu vú mẹ bị đau. Ấy là lúc mình nhận ra tư thế cho bú của mình chưa đúng. Cần sửa ngay.
2. Ăn dặm khởi đầu: mẹ làm quan sát viên, con là nhà thám hiểm.
Đến khi bước vào giai đoạn ăn dặm, mình đã tâm niệm rằng: Đối với ăn dặm khởi đầu: mẹ hãy làm quan sát viên, và để con trở thành nhà thám hiểm.
Cụ thể, mình giới thiệu thức ăn đơn món để con cảm nhận mùi vị của mỗi loại. Thế là với mỗi loại thực phẩm, con được du ngoạn trên mặt đất, dưới nước sâu. Nhiệm vụ của mình là quan sát, quan sát và quan sát. Xem con thích món nào, làm kiểu nào thì con muốn ăn nhiều hơn, kết hợp với loại gia vị nào thì con hợp tác hơn. Có những món con bị dị ứng, mẹ sẽ ghi nhớ và thử lại vào dịp khác. Với bé thứ 2, mình làm 1 bảng theo dõi phản ứng của con đối với từng loại món ăn trong 2-3 tháng đầu ăn dặm. Ký hiệu trái tim - dành cho món con cực kỳ yêu thích, mặt cười - món con thích vừa phải, mặt mếu - món con không thích chút nào. Từ bảng này, mình có thể xem lại và điều chỉnh thực đơn cho con.
Mình không ép con phải ăn bao nhiêu lượng cố định trong một bữa. Mình không bị áp lực bởi những con số mà người ta hay đề cập như: chiều cao, cân nặng. Mình quan tâm hơn tới sức khỏe tinh thần và kỹ năng vận động. Có những bữa không hợp khẩu vị, con từ chối ngay sau khi nếm thử. Thú thực, mình cũng buồn lắm, cũng tiếc công sức nấu nướng lắm. Nhưng ghi nhớ mục tiêu giai đoạn này, mình tự nhủ, thiên nhiên rất phong phú, chúng ta sẽ có thể thử những món khác vào lần kế tiếp. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là giúp cho bé có được trải nghiệm đa dạng về các loại thực phẩm, ngoài sữa. Tạo hứng khởi trong giai đoạn ăn dặm là mục tiêu quan trọng.
3. Ăn cùng con và ngồi chung bàn với gia đình.
Mình cố gắng sắp xếp thời gian biểu hợp lý để giờ con ăn trùng khớp với thời gian dùng bữa của các thành viên trong nhà. Có 2 lợi ích lớn:
Thứ nhất, là để con được quan sát các thao tác nhai - nuốt; cách dùng thìa, đũa; cách mời cơm... của bố mẹ để bắt chước học theo. Trong bữa cơm, mình cố ý mời thật to và rõ mọi người trong gia đình. Mình giới thiệu tên từng món ăn mà hôm nay cả nhà sẽ dùng. Bố nhận xét món ăn mẹ nấu, hoặc ngược lại. Chổng mình cũng thỉnh thoảng vào bếp. Qua giao tiếp hằng ngày, con cũng được tăng cường vốn từ vựng chủ đề bếp núc và thức ăn. Mình cũng luôn hỏi ý kiến con về thức ăn "Con thấy ngon không?" "Con không thích món này à?" "Con thử món này nhé!".
Thường thì mình cố gắng chế biến món ăn cho các con và người lớn từ cùng những loại nguyên liệu giống nhau. Làm như vậy cũng là để con thấy không hề có sự khác biệt giữa bố mẹ và con. Con cũng là một thành viên gia đình thực thụ. Mình tin rằng sự tôn trọng mà bố mẹ dành cho con mang lại động lực lớn để con sớm tự chủ trong ăn uống. Đây cũng chính là thông điệp thứ 2 mà mình muốn truyền tải đến con yêu. Bữa ăn gia đình ấm cúng luôn có tiếng cười, những pha tranh luận, những lời khen - chê, những câu chuyện đã xảy ra trong ngày được kể cho nhau nghe...Mình tin là sẽ tuyệt hơn rất nhiều so với những bữa ăn "di động" hứng đầy bụi đường, những tiếng giục giã "nhanh lên", những lời hứa xuông "ăn xong, mẹ cho ..." .
Kết quả mà mình khá hài lòng là cả hai con đều bắt đầu ăn cơm từ lúc 1 tuổi, ăn được cả thức ăn và rau cắt nhỏ. Thậm chí có nhiều bữa con không chịu ra khỏi ghế ăn dù trên bàn đã hết sạch đồ ăn. Đó, khi đứa trẻ được yêu thương đủ, chúng sẽ an vui và tận hưởng.
Mời bạn lắng nghe tiếp Phần 2 bài viết Bữa ăn yêu thương của mẹ Bún Đậu tại đây
---------------------------------------------
Tác giả: Mẹ Bún Đậu - RadioMe.vn
Thực hiện: Thanh Mai. Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...