'Có mỗi việc ở nhà chăm con cũng không xong!'
Trong mắt mọi người, tất nhiên bao gồm cả những ông chồng, chăm con là ôm con cả ngày. Cái bọn trẻ con chưa biết đi ấy, tay chân bụ bẫm dễ thương, người thì thơm thơm mùi sữa, ôm cả ngày thì còn gì...
Trong cuộc đời của người làm mẹ, thì ít nhất sẽ phải nghe câu nói này một lần - “có mỗi việc ở nhà chăm con cũng không xong”. Một câu nói đủ để người làm mẹ đi hết từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Đầu tiên sẽ là tức giận, nổi cơn tam bành vì không được đồng cảm và thấu hiểu, tiếp đến sẽ là khóc lóc vì tủi thân và stress, cuối cùng là quay sang nghi ngờ chính bản thân mình rồi tự hỏi “chẳng lẽ mình lười nhác lắm sao”, “sao ai làm mẹ cũng nhẹ nhàng, nhàn hạ, còn mình thì vất vả nhường này”.
Ở nhà chăm con là nhàn và sướng?
Từ bao đời nay, người ta luôn mặc định mẹ ở nhà chăm con là nhàn và sướng, không phải lo đến chuyện đi làm kiếm tiền mưu sinh. Định nghĩa về công việc chăm con trong mắt mọi người đơn giản lắm, đâu có vất vả bằng 8 tiếng ngồi lì văn phòng, đầu tuần họp, cuối tuần báo cáo công việc, sáng đến đúng giờ chấm vân tay, chiều cũng không thể về sớm. Ngay cả chính phụ nữ chúng ta, khi biết có ai đó, bạn bè hay hàng xóm “được” ở nhà chăm con là trầm trồ lên đó sao.
Trong mắt mọi người, tất nhiên bao gồm cả những ông chồng, chăm con là ôm con cả ngày. Cái bọn trẻ con chưa biết đi ấy, tay chân bụ bẫm dễ thương, người thì thơm thơm mùi sữa, ôm cả ngày thì còn gì sung sướng, nhàn hạ bằng.
Nhàn và sướng như vậy nên nếu:
- Ở nhà chăm con mà để nhà cửa bừa bộn, quần áo quên chưa cho vào máy giặt giặt thì sẽ bị hỏi “cả ngày làm việc gì mà để nhà cửa thế này?”.
- Ở nhà chăm con mà chồng nhắn tin, gọi điện chưa trả lời ngay, thì sẽ bị thắc mắc “không biết làm gì mà không nghe máy?”.
- Ở nhà chăm con mà đầu tóc bù xù, quần áo luộm thuộm, thì sẽ bị nói “không biết tự chăm lo cho bản thân, không biết sắp xếp thời gian”.
- Ở nhà chăm con mà cuối ngày chồng về mặt khó chịu, cáu kỉnh, thì sẽ bị mắng “chồng đi làm về mệt không được một lời hỏi han”.
Chăm con hay trông con cụ thể bao hàm những công việc gì? Mà ai cũng trầm trồ, ngưỡng mộ vì là nhàn, vì là sướng. Vâng chúng tôi sướng lắm! Chăm con là tổng hòa của nhiều công việc ai cũng bảo là dễ và vụn vặt ấy.
Chăm con là cho con bú, cho con ăn, vệ sinh cho con, tắm cho con, chơi với con, bế con khi con muốn, nói chuyện với con khi con cần, thức đêm cùng con khi con không chịu ngủ. Chăm con còn là dọn dẹp nhà cửa, chăm con còn là phải luôn vui vẻ, tinh thần thoải mái để đủ sữa cho con.
Chăm con là tắm, là vệ sinh cá nhân thật nhanh, là bật dậy như lò xo khi nghe tiếng con khóc, ọ ọe bên tai. Chăm con là những giấc ngủ lơ mơ, tự dặn mình không được ngủ sâu giấc, còn dậy cho con bú, còn xem con có ra mồ hôi không, còn phải đắp chăn cho con nhỡ con bị lạnh.
Khi con đang ở giai đoạn sơ sinh, người ta sẽ nói “tầm này vẫn chưa vất đâu, giờ nó toàn ngủ và ti mẹ, mẹ tha hồ mà nằm chơi”. Nhưng họ đâu biết rằng một ngày đứa trẻ sơ sinh đại tiện, tiểu tiện bao nhiêu lần và người mẹ khi con ngủ thì còn phải tranh thủ giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Rồi còn nhiều vấn đề xảy đến mà mẹ phải một mình xoay xở như con nôn trớ, con bị táo bón, con hắt hơi sổ mũi, con bị rôm sẩy, con bỗng nhiên bỏ bú, con bỗng nhiên ngủ ngày chơi đêm…
Cứ thử trải qua 8 tiếng ở công sở và 8 tiếng ở nhà trông con, xem thời gian nào trôi đi nhanh hơn. Chưa hết đâu, đêm đến các ông chồng được ngủ trọn giấc, mà nếu con có khóc thì cũng trùm chăn kín mít để giấc ngủ không bị ảnh hưởng. Còn một mẹ một con cứ thế hết ôm nhau rồi chơi với nhau cho đến tận sáng.
Khi con đến tuổi ăn dặm, thì công việc vất vả nhất mà người mẹ phải làm là tìm ra phương pháp ăn phù hợp với con. Nhưng thực tế công việc này chưa vất vả bằng việc phải đứng ra bảo vệ chính kiến trước lời khuyên chẳng đâu vào đâu của mọi người xung quanh. Nếu con bụ bẫm thì không sao, con mà “còi” mặc dù nó nhanh nhẹn thì kiểu gì cũng bị mắng xối xả, “có mỗi việc cho nó ăn mà cũng không xong”, “để con còi dí thế à”, “chăm con kiểu gì vậy”.
Đến lúc con biết đi, chuyển sang ăn cơm, nói được nhiều hơn, thì người mẹ lại phải lo dạy con thế nào, đối phó với những khủng hoảng của con ra sao. Khi ấy con không vâng, ạ, dạ, thưa với người lớn, con ngang bướng, ương ngạch, nghịch ngợm thì cũng đổ lỗi hết lên đầu người mẹ rằng “mẹ không biết dạy con”, “con hư tại mẹ”.
Nếu ai thắc mắc vợ ở nhà làm gì thì hãy thử dành 1 ngày ở nhà chăm con toàn thời gian, nếu không thì thử thức một đêm chơi với con, sẽ có câu trả lời ngay. Đảm bảo các ông chồng sẽ sợ “xanh mặt”, thà đi làm còn hơn phải ở nhà chơi với con. Khi đã hiểu rồi thì xin đừng quát tháo, so bì hay coi thường những người làm mẹ. Họ thực sự là “siêu nhân” đấy, không phải người bình thường đâu!
------------------------------------------------------------------
Tác giả: Minh Trang - VNM - PL.XH
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...