Cường quốc thể thao không hẳn là cường quốc kinh tế
29-03-2016
0
1161
Các cường quốc về kinh tế luôn đặt thể thao ở một vị trí quan trọng, nhưng cũng có những quốc gia đang phát triển vẫn tập trung đầu tư về thể thao.
Đó là lý do mà trong số 10 nước có thành tích tốt nhất ở Olympic London 2012 thì bên cạnh việc có 7 quốc gia đồng thời nằm trong Top 10 những nền kinh tế thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức,... còn có cả Hungary, Australia và Hàn Quốc.
Nhưng nếu ai đó cho rằng ba nước ngoại lệ nói trên thực ra có hai vẫn nằm trong Top 20 nền kinh tế giới giới (Hàn Quốc và Australia) thì trong Top 20 nước dẫn đầu bảng tổng sắp Olympic vẫn có cả Cuba (16), Iran (17) và Triều Tiên (20) – những quốc gia mà xét về lý thuyết không có những điều kiện lý tưởng để tập trung phát triển thể thao.
Cũng không cần chờ sự mổ xẻ như trong cuộc Hội thảo về Khoa học Thể thao mới đây, chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa lớn lao mà thể thao mang lại cho xã hội, cộng đồng và từng cá thể. Năm 1946, trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục", Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe... Dân cường thì nước thịnh...". Còn thể thao đỉnh cao tạo ra danh dự, tự hào, nâng cao tinh thần dân tộc qua thành tích, và nói theo ngôn ngữ hiện nay còn là một phần của quyền lực mềm của nhiều quốc gia.
Có một điểm chung trong các nước có thành tích thể thao hàng đầu là dù có sự khác biệt trong hình thức, nhưng đó đều là kết quả của sự đầu tư mạnh mẽ và một nhận thức rõ ràng về thể thao. Cũng phải nói thêm là đầu tư cho thể thao phong trào, học đường mang tính nền tảng thì đầu tư cho thể thao đỉnh cao là then chốt.
Chẳng hạn, ở Olympic 2008, Mỹ đã đầu tư tới 2,78 triệu USD (khoảng 60 tỉ đồng) cho đội tuyển Taekwondo và sau đó giành 1 HCB và 2 HCĐ. Số tiền nói trên nhiều gấp rưỡi so với tổng số ngân sách đầu tư trọng điểm mà ngân sách rót qua TTVN đầu tư cho chiến dịch đưa tới Olympic khoảng 10 VĐV của 5 môn và 30% trong số đó phấn đấu giành huy chương.
Nhưng nếu ai đó cho rằng ba nước ngoại lệ nói trên thực ra có hai vẫn nằm trong Top 20 nền kinh tế giới giới (Hàn Quốc và Australia) thì trong Top 20 nước dẫn đầu bảng tổng sắp Olympic vẫn có cả Cuba (16), Iran (17) và Triều Tiên (20) – những quốc gia mà xét về lý thuyết không có những điều kiện lý tưởng để tập trung phát triển thể thao.
Cũng không cần chờ sự mổ xẻ như trong cuộc Hội thảo về Khoa học Thể thao mới đây, chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa lớn lao mà thể thao mang lại cho xã hội, cộng đồng và từng cá thể. Năm 1946, trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục", Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe... Dân cường thì nước thịnh...". Còn thể thao đỉnh cao tạo ra danh dự, tự hào, nâng cao tinh thần dân tộc qua thành tích, và nói theo ngôn ngữ hiện nay còn là một phần của quyền lực mềm của nhiều quốc gia.
Có một điểm chung trong các nước có thành tích thể thao hàng đầu là dù có sự khác biệt trong hình thức, nhưng đó đều là kết quả của sự đầu tư mạnh mẽ và một nhận thức rõ ràng về thể thao. Cũng phải nói thêm là đầu tư cho thể thao phong trào, học đường mang tính nền tảng thì đầu tư cho thể thao đỉnh cao là then chốt.
Chẳng hạn, ở Olympic 2008, Mỹ đã đầu tư tới 2,78 triệu USD (khoảng 60 tỉ đồng) cho đội tuyển Taekwondo và sau đó giành 1 HCB và 2 HCĐ. Số tiền nói trên nhiều gấp rưỡi so với tổng số ngân sách đầu tư trọng điểm mà ngân sách rót qua TTVN đầu tư cho chiến dịch đưa tới Olympic khoảng 10 VĐV của 5 môn và 30% trong số đó phấn đấu giành huy chương.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...