Đợi mùa nắng ấm - Phần 2

Thể hiện : VOV
Tác giả : Tống Ngọc Hân
02-05-2017
  0   1603

Phải chi cái mụ vợ già nhà ông đừng ốm. Thì dù vắng khách, dù bị xua đuổi thì một tuần sau khi ăn tằn uống tiện và ngủ vạ vật hành lang, góc chợ nó cũng để ra được khoảng ba trăm mà dúi vào tay ông, để ông có cái mà giao đãi. Đằng này... Giờ nó ốm nằm đó, thuốc không có nổi một viên, uống thuốc cây mấy ngày rồi chưa đỡ. Ông có vào quán cũng chẳng nuốt nổi miếng gì.


Ông đưa ba mươi nghìn cho con dâu và bảo:


- Vợ chồng mày xuống chợ ăn đi, thằng Páo đang mệt, không ăn là ốm nặng. Tao vừa làm mấy điếu thuốc lào ấm bụng rồi.


Dâu lại đùn cho chồng và đưa nốt hai mươi nghìn cố tình nhắt lại khi mua sắm.        

       
- Bố với anh Páo xuống đi, con không đói mà, sáng con ăn nhiều.


  Đến lượt Páo cậy ốm:


- Con mệt không muốn nuốt gì, hai bố con xuống đi, xin về cho hớp nước là được.


Đùn đẩy mãi, cuối cùng ông Sùng thắng.


Nhìn con trai và con dâu lúc cúc nắm tay nhau đi tìm bữa trưa mà ông vui. Đợi hai người đi rồi, mấy bà ngồi bán hoa, bán thuốc, bán chim… mới lôi cơm nắm ra mời nhau. Họ ép bằng được ông Sùng một nắm cơm đã nguội tơi tả. Họ cắm cúi ăn, cái ăn nơm nớp vì sợ đang ăn bị quát. Nhưng không có tiền để ngồi bàn, ngồi ghế thì ăn thế này cũng được rồi, xong bữa là được. Cũng may, mấy ông trong tổ tự quản đi qua, thấm cái cảnh rét mướt và ngấm sâu lời răn “trời đánh cũng tránh miếng ăn” nên không quát tháo gì cả. Thực ra các ông ấy cũng chỉ quát khi họ quá trớn bày hàng tràn ra lối đi của các “thượng đế” du lịch thôi. Có ông còn buột miệng thốt lên “ngon gớm” khi thấy con bé lên năm đưa cả nắm cơm to như quả bưởi lên miệng gặm.


Xong bữa trưa, cái rét như bị xua đi, vật vờ trên những tàng lá cóng lạnh thi thoảng buông xuống một chiếc lá úa vàng.


Họ gọi hai bát phở thịt quay. Đó là món vô cùng yêu thích của Páo. Chủ quán hỏi “Có uống rượu không?”. Páo lắc đầu. Chỗ thân quen, anh chủ quán còn trẻ rót đầy cái cốc thủy tinh nhỏ rượu gạo và bảo. “Lâu lắm mới gặp, tôi mời anh đấy”.


Páo, dù đói ngẫu, nhưng vẫn đủng đỉnh múc một thìa ớt xào, ba muỗng ớt ngâm vào bát phở. Sau đó là chút hạt tiêu xay, một chút mắm và cuối cùng là mấy cọng rau thơm.

 


Ngồi bên cạnh chồng, Dâu cũng làm y như vậy với bát phở của mình. Páo chậm rãi uống từng ngụm rượu nhỏ. Dâu uống từng thìa nước phở. Páo trộn gia vị và thịt lên thật đều. Dâu gắp hết chỗ thịt quay vào bát của chồng rồi mới trộn. Páo gắp trả lại, Dâu lại gắp sang. Dâu ngồi nhích ra, vẫn uống nước phở. Páo hết cốc rượu, hết thịt thì chuyển sang ăn phở. Bát phở của Páo vơi, Dâu lại gắp bánh phở của mình sang bát chồng. Gắp qua, gắp lại, cuối cùng Dâu nghiêng bát, trút sạch phở vào cái bát của chồng và đứng dậy thật nhanh đi về phía cái chậu bát rác, nhấn cái bát của mình xuống đó. Páo bẽn lẽn nhìn chủ quán và tự hào liếc xung quanh. Dâu ngồi cạnh chồng, canh  đến lúc bát phở của Páo cạn, nhìn rõ những hạt ớt như vàng lắng dưới đáy bát.


Hai người đi lên cổng chợ, Dâu dùng dằng bảo Páo lên trước. Dâu quay lại khu chợ thổ cẩm. Bà chủ quán thấy Dâu thì niềm nở:


- Có gì bán không em? Dạo này chị ế quá.


Chị ta nói như vậy là phát tín hiệu mua rẻ nhưng Dâu vẫn thoăn thoắt cởi cái thắt lưng của mình ra. Cái thắt lưng với hai lá to màu xanh rêu rất đẹp thêu bằng tơ tinh xảo. Dâu thêu cả năm trời để chuẩn bị diện tết đấy. Người con gái Mông có khéo léo, đảm đang hay không, nhìn cái thắt lưng thêu là biết. Trước, Páo mê mệt cô cũng bởi những đường thêu…


- Một trăm thôi nhé.


Dâu gật đầu, gỡ cái khăn xuống buộc thay cho thắt lưng và đi về phía hiệu thuốc tây. Lát sau Dâu hớn hở đi ra với mấy vỉ thuốc xanh đỏ. Quay trở về quán cơm, cô mua một chai rượu nhỏ và hai quả trứng gà luộc.


Đặt hai quả trứng gà và chai rượu vào tay bố chồng, Dâu cười tươi, để lộ đôi má lúm đồng tiền. Đúng là người có má lúm đồng tiền chẳng mấy khi cùng quẫn vì tiền, Páo vẫn thường đùa vợ thế.


Ông Sùng nhìn thấy cái khăn đội đầu ở thắt lưng thon thả của con dâu thì chợt hiểu. Trong đầu ông hiện về cái cảnh kéo vợ của thằng Páo năm nào. Bao năm qua đi, chúng vẫn say nhau đến thế, hợp nhau đến thế...

 

(...)

 

---------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1