Đón thu cùng những lễ hội đặc sắc khắp ba miền
Mùa thu có thể coi là mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết dễ chịu, khoan khoái. Và thời điểm này cũng là mùa diễn ra rất nhiều lễ hội độc đáo trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Mùa thu có thể coi là mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết dễ chịu, khoan khoái. Và thời điểm này cũng là mùa diễn ra rất nhiều lễ hội độc đáo trên khắp mọi miền Tổ quốc. Nếu có thời gian, các bạn có thể ghé qua vài lễ hội để thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của từng vùng miền. Còn nếu không hãy cùng Radiome.vn khám phá ngay sau đây nhé!
1. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc
"Dù ai buôn bán gần xa,
Hai mươi tháng tám giỗ Cha thì về..."
2 câu thơ này là dành để nói tới ngày 10 - 20/8 âm lịch hằng năm, thời điểm mà du khách từ khắp nơi trên mọi miền đất nước lại trảy hội về Côn Sơn - Kiếp Bạc (thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để được đắm mình trong không gian lễ hội dân gian truyền thống nhiều màu sắc được gìn giữ qua nhiều thế kỷ. Tới lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống mang đậm màu sắc dân gian, tạo nên sức hút lớn với các phật tử và du khách hành hương mỗi dịp thu về như: Lễ Cáo yết, lễ khai ấn, lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, lễ rước bộ, lễ hội quân, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, diễn xướng hầu thánh, các trò chơi dân gian,...
2. Lễ hội Đôn-ta và hội đua bò của đồng bào Khmer Nam Bộ
Lễ hội này còn được gọi là lễ cúng ông bà, được tổ chức hàng năm từ 29/8 đến 1/9 âm lịch. Trong lễ Đôn-ta có hội đua bò kéo bừa truyền thống rất độc đáo với sự tham gia của 38 đôi bò. Tổ chức hội đua bò quy mô nhất phải kể đến là vùng Bảy Núi, An Giang. Đây là dịp những người đàn ông trong phum, sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng. Hàng ngày những tài xế, chủ bò là những nhà nông chân lấm tay bùn, nhưng lúc này họ được tôn vinh là nhân vật chính của ngày hội.
3. Lễ hội Kate
Đi dịch lên vùng Nam Trung Bộ một chút, mời các bạn đến với Lễ hội Kate. Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà cùng các vị thần linh và vua Pôklông Garai, vua Prôme. Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày, vào khoảng tháng 10 dương lịch trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp (Bi môn, Ka lan) đến làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm), tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng. Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Nó không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm mà còn gắn tới lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Những người tham dự lễ hội được hoà cùng điệu múa của các cô thiếu nữ Chăm, say sưa cùng tiếng trống Gi năng, kèn Saranai. Lễ hội Kate là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
4. Hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng
Cùng quay trở lại miền Bắc với một lễ hội vô cùng quen thuộc, cũng diễn ra vào mùa thu, đó chính là Hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng. Còn được gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; Đây là một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước kiệu thần, có lọng che, phường bát âm,... Lễ hội có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển; mang sắc thái riêng, gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu; thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần cùng thể chất đặc biệt của người dân miền biển hàng ngày đối diện với biển khơi và bão tố để mưu sinh.
5. Lễ hội Dinh Thầy Thím
Lễ hội Dinh Thầy Thím đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc sắc riêng có của Bình Thuận. Hàng năm, vào tháng 9 tháng 9 âm lịch, lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Thầy Thím ở xã Tân Tiến, thị xã Lagi. Ngoài cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn thuận lợi, phần hội như với nhiều trò chơi như Chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ,… thu hút đông đảo du khách tham gia.
6. Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu
Cuối cùng, tại thời điểm này, có một lễ hội của đồng bào người Tháng cũng sắp được diễn ra, đó là Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu. Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu còn được gọi là lễ tạ ơn hay lễ hội cốm mới, thường diễn ra vào tháng 9 âm lịch của người Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu. Đây là dịp để tạ ơn vì một mùa vụ bội thu, là cơ hội để trai gái đua tài, tìm hiểu nhau, cũng như người dân được giao lưu, vui chơi thoải mái. Trong lễ hội, phần không thể thiếu là hoạt động chọn lúa làm cốm. Ngoài ra, lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian thú vị như cầu lông gà, ném còn, kéo co,... Đây cũng là dịp đồng bào Thái mời khách thập phương những món ăn truyền thống như rêu đá, cá nướng, cơm nếp – những sản vật phong phú của địa phương...
-----------------
• Nguồn: Theo Trọng Khương - RadioMe
• Thực hiện: Trà My, Hoàng Dương
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn
Sách điện tử đang cạnh tranh với sách in như thế nào?
Thử nhìn sự bùng nổ của ngành xuất bản với biết bao đơn vị làm sách cũng đủ thấy sự phát triển của thị trường sách trong nước phát triển cỡ nào. Nhưng sách điện tử với nền tảng công nghệ phát triển vượt bậc thì dường như chưa đạt...
Ứng xử với môi trường bằng văn hóa
Dường như chúng ta đang đối mặt với sự hủy hoại trầm trọng môi trường sống do chính con người gây nên. Cần phải xây dựng thành “Văn hóa ứng xử với môi trường sống” sao cho người người, nhà nhà đều thấm nhuần.
Giảm giá sách tại các hội chợ sách - nên hay không nên?
Những người yêu sách đều rất biết giá trị của một cuốn sách, chính vì thế cách ủng hộ của độc giả là mua sách chính thống quan trọng hơn là việc mua sách giảm giá hay không giảm giá...
Cà phê trứng Hà Nội, uống một lần để nhớ mãi
Cà phê và trứng hòa quyện thật hài hòa, không ngọt quá, không đắng quá, vị ngầy ngậy lẫn trong mùi hương nồng nàn. Nếu có dịp tới Hà Nội, nên nếm thử cà phê trứng một lần để nhớ mãi...
Để nghe và yêu được nhạc cổ điển
Vài năm gần đây những buổi biểu diễn âm nhạc giao hưởng thính phòng của các dàn nhạc, nghệ sĩ trong và ngoài nước thường xuyên diễn ra, thật sự là những điểm sáng trong bức tranh hoạt động âm nhạc của nước ta.
Văn hóa đi thang máy
Thang máy không phải nơi để chơi và cần học cách sử dụng an toàn. Văn hóa đi thang máy áp dụng chung cho mọi người và bé sẽ học từ bố mẹ.
Gốm Thanh Hà - Tìm lối hồi sinh
Tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, làng gốm Thanh Hà ở Hội An có tuổi đời đã ngót 500 năm, nổi tiếng với những sản phẩm gốm đất nung bền đẹp, từng được triều đình nhà Nguyễn đưa vào danh sách “thổ sản quốc gia”.
Văn hóa đọc liệu có xuống cấp như lo ngại?
Lâu nay nhiều người lên tiếng than phiền rằng văn hóa đọc đang xuống cấp, nhiều người không thích đọc sách. Song, sự thực có như vậy?
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...