Đừng lãng quên giới tính thứ ba

03-06-2019
  0   886

Khi nào ta nói cùng con?

LTS: Tâm sự của bạn Happy Nguyễn (xem TTCT số đề ra ngày 28-10) đã được giảng viên tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ bằng những câu hỏi anh vẫn hay nhận được ở các giờ giáo dục giới tính.

Thực tế, họ cũng như tất cả mọi người, cũng cần được tôn trọng, được lắng nghe, được chia sẻ, đặc biệt là được hướng dẫn về lối sống và giới tính.

Hình ảnh có liên quan

 

Đừng nên chờ đợi

 

Những tài liệu hiện nay chỉ đề cập giới tính thứ ba dưới góc độ giải thích đồng tính là gì. Tuy nhiên, hướng dẫn họ những biện pháp tình dục an toàn, hướng dẫn họ trong tiến trình phát triển tâm sinh lý, định hướng lối sống lành mạnh, hướng dẫn cách cư xử trong mối quan hệ khác giới, đồng giới... là một mảng hoàn toàn bỏ trống. Thực tế, cộng đồng LGBT cũng có những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần; họ cũng có bạn bè, tình yêu và những vấn đề tình dục. Trừ việc mang thai, họ cũng có thể mắc tất cả các bệnh lây lan qua đường tình dục, có thể trải nghiệm tất cả các đau đớn trong tình yêu, chịu đựng những nỗi đau tinh thần như bao người khác; thậm chí những căn bệnh đó, những nỗi đau đó có khi còn mãnh liệt và giằng xé hơn gấp nhiều lần. Thế nhưng, họ đã bị bỏ rơi với giới tính của mình.

 

Hiện tại, xã hội chúng ta chưa có cái nhìn hoàn toàn cởi mở về giới tính này, chưa xem đó là một xu hướng tình dục tự nhiên. Khi cái nhìn xã hội chưa được mở thì làm sao việc giáo dục giới tính cho cộng đồng LGBT một cách chính quy có thể được cởi trói?

 

Tuy nhiên, chúng ta đừng nên chờ đợi. Trước khi xã hội cởi mở hơn, trước khi được pháp luật công nhận, những nhà giáo, những bác sĩ, những người có chuyên môn cần phổ biến các hiểu biết về chăm sóc sức khỏe giới tính cho họ. Song song đó, chính gia đình và các tổ chức xã hội phải quan tâm chăm sóc đến cộng đồng này vì đó cũng là con em, bè bạn của tất cả chúng ta, cũng là một thành viên tích cực của gia đình mình, của xã hội mình. Quan tâm đến họ là quan tâm đến đồng loại, một hành vi nhân văn.

 

Câu hỏi về giới tính thứ ba là một trong những câu hỏi nhạy cảm nhất và được quan tâm nhất. Bởi hiểu biết của giới trẻ và tất cả chúng ta về cộng đồng này vẫn còn rất mù mờ. Trong quá trình tư vấn tâm lý cho tuổi học đường, dưới đây là những câu hỏi thường xuyên nhất mà tôi hay được hỏi.

 

Làm sao biết mình là gay hay les?

 

Một người được khẳng định là đồng tính phải hội đủ hai điều kiện:

 

+ Thứ nhất, bản thân chúng ta có cảm giác bị thu hút về mặt cảm xúc đối với một người cùng phái nào đó (họ khiến ta yêu thương, nhung nhớ, đam mê).

 

+ Thứ hai, bản thân chúng ta cảm thấy người cùng phái ấy có sức hấp dẫn tình dục khi tiếp xúc với họ (ta thích đụng chạm họ, ôm hôn...).

 

Mà điều thứ hai này thì chỉ có chính bản thân người đồng tính mới cảm nhận được. Thế nên chúng ta không nên kết luận vội ai đó là đồng tính khi thấy một cậu con trai ăn mặc chải chuốt, nói năng nhẹ nhàng, thích vào bếp hay một cô con gái tóc ngắn tomboy, tính cách mạnh mẽ.

 

Câu hỏi dễ nhầm lẫn nhất: Đồng tính giả là gì?

 

Với câu hỏi này, tôi thường nói với các em rằng không có đồng tính thật 30%, 50% hay 80%. Chỉ có những dạng sau đây:

 

• Một số bạn là dị tính, “cặp” với người cùng giới để thử cho biết, thử cho vui rồi hoàn toàn thôi thì không gọi là đồng tính được.

 

• Những bạn ban đầu có vẻ như là dị tính, sau một số lần trải nghiệm cảm xúc với người cùng giới và khám phá ra xu hướng giới tính “ẩn” bấy lâu nay của mình thì đó là đồng tính thật.

 

• Những bạn vừa có cảm xúc với cả nam lẫn nữ thì là “bi” (lưỡng tính - yêu được cả hai phái).

 

Câu hỏi lo lắng nhất: Đó có phải bệnh không? Có lây không? Chữa được không?

 

Đồng tính không phải là bệnh, có giới tính thứ nhất, có giới tính thứ hai thì cũng có giới tính thứ ba. Đó là một hiện tượng bình thường tồn tại khá phổ biến trong giới tự nhiên (ở các loài động vật bậc cao, hiện tượng này rất phổ biến). Là con trai, con gái hay LGBT thì cũng là con người và là người bình thường.

 

Đó không phải là bệnh nên không lây. Có vài giả thuyết đặt ra về hiện tượng tập nhiễm: người dị tính quan hệ với người đồng tính vài lần thì có thể trở thành đồng tính. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng không có cơ sở và chưa ai chứng minh được.

 

Có rất nhiều trường hợp đã bắt ép con em của mình quan hệ với người khác phái để “chạy chữa căn bệnh” của họ, đó là một việc làm hoàn toàn vô ích và sai trái. Đồng tính không “chữa” được và cũng không cần “chữa”. Quan trọng là họ chọn lối sống thế nào, lành mạnh hay không lành mạnh. Nếu muốn giúp, hãy giúp họ bằng cách thể hiện sự đồng cảm và đóng góp xây dựng để họ có một cuộc sống đẹp được tất cả mọi người chấp nhận. Đừng cố gắng gán ép giới tính mà làm khổ con em mình.

Trăn trở lớn nhất: Là người đồng tính, làm sao để sống mà không bị kỳ thị?

- Giới tính không có tội. Cái xấu không nằm ở giới tính mà nằm ở cách sống. Là nam hay nữ mà sống xấu thì cũng là người xấu, là LGBT mà sống đẹp thì cũng là người tốt.

 

- Người đồng tính hoàn toàn có quyền sống đúng với giới tính của mình, có quyền được thích, được yêu và bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ cư xử với mọi người như “người cùng tần số” mà không nghĩ đến cảm nhận của họ. Để có thể trở thành một G-Boy (đồng tính nam) hay L-Girl (đồng tính nữ) luôn được mọi người yêu mến, họ phải chú ý vài điều:

 

Thứ nhất là lịch sự trong hình thức bên ngoài. Các bạn đồng tính nam vẫn có thể dễ thương vô cùng với bộ quần áo dù “nổi” hơn bình thường mà vẫn không “lụa” quá. Còn các bạn đồng tính nữ vẫn có thể thể hiện cá tính với những bộ quần áo phong cách “cứng cỏi” mà không nên quá hở hay thô thiển.

Thứ hai là phong thái vẫn thanh lịch. Ai bảo gay thì phải uốn éo mới đẹp? Và ai bảo les thì phải thô lỗ mới là chất?

 

Thứ ba là lời nói đường hoàng. Các bạn gay đừng gọi nhau là chị, các bạn les cũng đừng gọi nhau là anh này anh kia. Người đồng tính cũng là người bình thường, chúng ta chỉ trở nên khác thường nếu như buông ra những lời “khó đỡ”.

 

Cuối cùng, quan trọng nhất là cách ứng xử và thể hiện tình cảm của chúng ta. Nếu muốn “bắn tín hiệu” tình cảm thì phải rà đài xem người ta có phải “cùng tần số” với mình không đã, kẻo lời tỏ tình đặt nhầm hộ khẩu thì khiến người ta hốt hoảng rồi rạn nứt tình bạn... Cố gắng kiềm chế cảm xúc để không có những hành vi manh động, ta sẽ giữ được danh dự của bản thân mình và được người khác tin tưởng thay vì ánh mắt ghê sợ hay e dè.

 

Cuối cùng, điều tôi luôn nhắc các bạn là làm sao sống đúng với chính mình mà vẫn làm cho người ta yêu mến và tôn trọng mới là một người đồng tính bản lĩnh!

 

 

 

Nguồn: Tuổi Trẻ

 

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Thời tiết ngày 17/5, Thủ đô Hà Nội trời nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, gió đông đến đông nam cấp 2-3.

Điểm tin ngày 12/5

Cập nhật tin tức trong nước và quốc tế mới nhất trong ngày.

Dự báo thời tiết ngày 10/2 (mồng 1 tết): Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết mùng 1 Tết (10/2, dương lịch), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

Tết Việt qua những chuyến xe mùa Xuân

Với người Việt, Tết đã trở thành thời khắc thiêng liêng không chỉ là sự giao hòa của đất Trời, là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đó còn là dịp gắn kết tình thân trong gia đình, cố kết làng xóm, cộng đồng

Dự báo thời tiết ngày 20/11: Miền Bắc sáng và đêm trời rét, miền Nam có mưa rào

Thời tiết ngày 20/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng; riêng vùng núi Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi. Đêm và sáng trời rét. Một số nơi ở vùng núi cao Bắc Bộ cần đề phòng khả năng xảy ra sương muối.

Giọng đọc: Phương Hiền
Tác giả: Sưu tầm

28 cách hiếu thuận với cha mẹ!

Dưới đây xin đưa ra 28 điều mà người con nên làm với cha mẹ để báo hiếu cha mẹ ngay khi cha mẹ còn ở trên cõi đời này. Cho dù bạn chỉ có hai bàn tay trắng mà làm được một số điều dưới đây thì cũng đã...

Giọng đọc: Phương Hiền
Tác giả: Phapluatplus

Hiếu thuận với cha mẹ, ông Trời ắt dành phúc phận

Trong những bận rộn của cuộc sống, đôi khi chúng ta tự hỏi: Tại sao khi càng trưởng thành, ta lại càng không thể nhẫn nại, càng dễ quên đi sự hiếu thuận với cha mẹ?

5 Tips đơn giản để có một bài dự thi hoàn hảo

Để giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi, các bạn hãy note lại một số LƯU Ý và TIPS “nho nhỏ” dưới đây cho bài dự thi của mình được hoàn hảo hơn nhé!

Youtube

Facebook Fanpage

1