Hoàng Ngân – Người nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên và mối tình bất tử
Hình ảnh bà Hoàng Ngân hiện lên không chỉ như một chiến sĩ cách mạng trung kiên, mà còn là một người vợ thủy chung, son sắt…
Liệt sĩ Hoàng Ngân (1921 - 1949) là vợ của đồng chí Hoàng Văn Thụ (1906 - 1944) - một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Bà đã cống hiến trọn tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng đất nước và ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Hình ảnh Hoàng Ngân hiện lên không chỉ như một chiến sĩ cách mạng trung kiên, mà còn là một người vợ thủy chung, son sắt…
Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, bà từng là Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) đầu tiên, Chủ nhiệm đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam, một trong những người đi đầu trong phong trào phụ nữ Việt Nam.
Bà quê gốc ở xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cha của bà là ông Phạm Văn Long, một nhà tư sản yêu nước, nhiệt tình giúp đỡ cách mạng, sống tại phố Chavassieux (nay là phố Quang Trung), Hải Phòng.
Từ những năm 1935, gia đỉnh bà Hoàng Ngân đã là cơ sở bí mật của Thành ủy và Xứ ủy Bắc Kỳ, các cuộc họp đều có sự tham dự của các đồng chí: Tô Hiệu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt…Ngày đó, dù mới là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã làm nhiệm vụ đưa thư từ, công văn cho các chú, các anh từ Chợ Sắt, nhà máy Tơ, Chợ Cột Đèn qua Bến Bính, Thủy Nguyên…Sự thông minh, lanh lẹ của Hoàng Ngân đã qua mặt được bọn mật thám, Việt gian biết bao lần.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936- 1939), bà hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, tham gia tổ chức Thanh niên dân chủ và nhận được sự tín nhiệm lớn từ bạn bè, đồng chí. Năm 1938, khi mới 17 tuổi bà đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó bà hoạt động thoát ly gia đình. Trong công tác xây dựng cơ sở quần chúng và hướng dẫn đấu tranh chống thực dân Pháp tại các nhà máy Tơ, nhà máy Chai, chợ Sắt… bà đã chứng tỏ là một người có tài vận động quần chúng công nhân và nhân dân lao động thành phố Hải Phòng. Qua đó, bà được đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ ủy Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng. Từ các thành quả trong hoạt động cách mạng, bà sớm được Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ Hoàng Văn Thụ tin tưởng giao công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên.
Trong quá trình hoạt động cách mạng này, trái tim Hoàng Ngân đã rung động và nảy nở tình cảm với người đồng chí, người anh, người thầy Hoàng Văn Thụ, còn Hoàng Văn Thụ cũng cảm mến trước người thiếu nữ xinh đẹp, sắc xảo, sớm giác ngộ cách mạng và giàu ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc. Năm 1939, sau quá trình cùng hoạt động cách mạng, đ/c Hoàng Văn Thụ và Hoàng Ngân đã quyết định đính ước. Tuy nhiên, vì sự nghiệp cách mạng và điều kiện khách quan, hai người chưa kịp làm đám cưới, mà lại cuốn vào các hoạt động của phong trào cách mạng.
Trong những năm 1940- 1941, Hoàng Ngân làm công tác liên lạc cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương (các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ). Tháng 1- 1941, bà dự hội nghị cán bộ ở Hà Đông. Cuộc họp đang diễn ra thì bị địch bao vây, Hoàng Ngân đã dũng cảm giúp các đồng đội (trong đó có đồng chí Hoàng Văn Thụ) trốn thoát, còn bản thân bị địch bắt và kết án 12 năm tù giam tại Hỏa Lò. Năm 1943, đồng chí Hoàng Văn Thụ bị bắt giam tại Hỏa Lò, tuy ở khu biệt giam, nhưng cũng là cơ hội cuối cùng họ được ở gần nhau…Năm 1944, đồng chí Hoàng Văn Thụ bị kết án tử hình, đã để lại một mất mát lớn trong cuộc đời Hoàng Ngân. Trong tù, bà vẫn kiên cường vận động các tù binh đấu tranh, tới tháng 3- 1945 Nhật đảo chính Pháp, bà đã vượt ngục.
Trở về, bà được làm Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc Hà Nội, Thành ủy viên Đảng bộ thành phố Hà Nội…Trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Hoàng Ngân đã tổ chức đội nữ du kích Minh Khai. Trong năm 1946 - 1947, bà tích cực hoạt động trong phong trào phụ nữ và được cử làm Bí thư trung ương lâm thời Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam, rồi thành Bí thư Ban Phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ. Năm 1948-1949, kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, Hội liên hiệp phụ nữ phải đi nhiều nơi: Thái Nguyên, Bắc Kạn…bà vẫn không ngừng đẩy mạnh phong trào, sáng lập tờ báo Tiếng gọi phụ nữ (tiền thân báo Phụ nữ Việt Nam) với bài xã luận gây nhiều tiếng vang. Ngày 17-7-1949, sau một cơn sốt rét ác tính, bà qua đời tại Việt Bắc khi vừa 28 tuổi.
Sau khi bà mất, các tỉnh đội Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình đã lập các đội du kích Hoàng Ngân, một trường đào tạo cán bộ phụ nữ mang tên bà, các con phố mang tên Hoàng Ngân (ở Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội)…Bà đã được phong tặng và truy tặng các danh hiệu: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh…Phần mộ của bà được dời từ Thái Nguyên về nghĩa trang Mai Dịch (nơi chôn cất các lãnh đạo cấp cao) bên cạnh chồng bà- ông Hoàng Văn Thụ để được yên nghỉ mãi mãi bên nhau.
-----------------
• Nguồn: Theo baotanglichsu
• Thực hiện: Trà My, Trọng Khương
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn
Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?
Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu
Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.
Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương
Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...
Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường
Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.
Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng
Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.
Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời
Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.
Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam
“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.
Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông
Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.
Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1
Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.
Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2
Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.
Thèm được cãi nhau với chồng
Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Thèm được cãi nhau với chồng” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.
Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3
Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.
Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2
Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.
Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1
Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...