Mất ngủ khi về già

Thể hiện : Trọng Khương
Tác giả : BS Bích Huyền
03-11-2016
  0   561

 

Mất ngủ là một trong những tình trạng phổ biến khi về già, là một phần của sự lão hóa. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ ở người già có thể còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra, chúng ta cần xem xét và tiếp cận đầy đủ các trường hợp để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất.

 

Các nguyên nhân gây bệnh

 

Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.

 

Nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.

 

Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người già cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng. Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người già hay đi tiểu đêm, những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer), các bệnh lý tâm thần (bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu), sang chấn tâm lý (mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...).

 

Ảnh hưởng của thuốc dùng điều trị bệnh: Người già dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein... làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ. Những thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho, thuốc dị ứng, thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein. Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

 

 

Biểu hiện của mất ngủ

 

Biểu hiện của mất ngủ ở người già thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, giảm trí nhớ, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng. Mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Những ảnh hưởng to lớn của mất ngủ đến sức khỏe có thể là những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tính mạng con người...

 

Điều trị mất ngủ như thế nào?

 

Biện pháp không dùng thuốc:

 

Người cao tuổi nên học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác. Tránh tối đa môi trường phòng ngủ không thoải mái, tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá; không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ; ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ; tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ; nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

 

Cần phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh ngủ ngày quá nhiều; tập thể thao hằng ngày nhưng không nên tập trước giờ đi ngủ; chỉ nằm trên giường khi ngủ, tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi...; mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ. Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói.

 

 

Biện pháp dùng thuốc:

 

Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm an thần được ông cha ta sử dụng lâu đời dùng để chữa mất ngủ rất hiệu quả như: tâm sen, vông nem, trà hoa, tam thất...

 

Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh khác; Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân. Những người này được dùng thuốc gây ngủ.

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo BS Bích Huyền/ SKĐS
• Thực hiện: Trà My, Phương Thảo


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: Trọng Khương

Ðối phó với giảm thính lực ở người cao tuổi

Suy giảm khả năng nghe (thính lực) là sự giảm hoặc mất cảm giác thính giác của hệ thống thần kinh đảm nhận chức năng nghe. Hiện tượng này thường xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa nhưng lại gây cho họ khá nhiều phiền toái...

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: TS.BS Lê Thanh Hải

15 nhóm bệnh đe dọa sức khỏe người cao tuổi Phần 2

Bằng cách nhận thức của các bệnh mãn tính phổ biến, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn bệnh theo độ tuổi, nhất là cho nhóm người cao tuổi. Sau đây là 8/15 nhóm bệnh còn lại thường gặp ở người cao tuổi được liệt kê ở...

Giọng đọc: Trọng Khương

15 nhóm bệnh đe dọa sức khỏe người cao tuổi Phần 1

Bằng cách nhận thức của các bệnh mãn tính phổ biến, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn bệnh theo độ tuổi, nhất là cho nhóm người cao tuổi. Sau đây là 7/15 nhóm bệnh thường gặp ở người cao tuổi được liệt kê ở Hoa Kỳ.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS Bích Huyền

Mất ngủ khi về già

Mất ngủ là một trong những tình trạng phổ biến khi về già, là một phần của sự lão hóa. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ ở người già có thể còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS. Tuyết Mai

6 sai lầm về sức khoẻ của phụ nữ tuổi 50

Tuổi 50 là thời điểm bạn cần có đủ những kiến ​​thức để sống khỏe và làm việc. Để giữ cho bản thân có sức khỏe tốt nhất, bạn nên tránh 6 sai lầm về sức khỏe thường gặp ở tuổi trung niên dưới đây.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: SKĐS

4 thói quen tốt hàng sáng ở người cao tuổi

Để duy trì sự năng động và chậm quá trình lão hóa… điều quan trọng là nên tạo những thói quen tốt vào mỗi buổi sáng.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS Tuyết Mai

7 nỗi khó chịu về sức khoẻ người cao tuổi hay gặp

Theo sự thống nhất trên toàn cầu, người trên 65 tuổi được coi là người cao tuổi và xếp vào nhóm người cao tuổi.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Theo SKĐS

Ăn gì để phòng chữa thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi (khoảng 80% cụ trên 70 tuổi). Người bệnh thường có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Thèm được cãi nhau với chồng

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Thèm được cãi nhau với chồng” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Youtube

Facebook Fanpage

1