Mẹ kể con nghe chuyện chuyển nhà
21-09-2016
0
584
Hôm nay mẹ vẫn còn đủ khỏe mạnh để bên cạnh nâng bước cho con, mong rằng khi mẹ đã già, câu chuyện sẽ là chỗ dựa mỗi khi con chùn bước vì gian khó.
Con trai à, con vừa tròn 14 tuổi, đã thành cậu thiếu niên với chiều cao 1m73, hơn mẹ gần 20 cm rồi. Mỗi lần quàng áo mưa cho con, mẹ phải kiễng chân lên. Từ khi sinh ra và lớn lên, con chưa phải chuyển nhà bao giờ. Con ở trong căn nhà tầng kiên cố, mùa hè có máy lạnh, mùa đông có đệm ấm. Còn mẹ, suốt tuổi thơ không dưới 10 lần chuyển nhà, chuyển từ miền núi về miền xuôi, chuyển từ làng quê ra thị xã. Giờ đây, mẹ mới thực sự thấu hiểu nỗi khổ của ông bà ngoại. Mỗi khi chuyển nhà, mẹ không nhớ ông bà ngoại làm cách nào để chuyển đồ đạc. Chỉ nhớ có lần ông dùng xe bò để kéo, hết chuyến này sang chuyến khác. Xe đạp hồi đó là thứ xa xỉ, huống hồ là ôtô hả con?
Ngôi nhà đầu tiên của mẹ là tuyệt đẹp, rộng mênh mông hàng nghìn mét, có vườn trước vườn sau, có ao cá to, ao cá nhỏ; trước cổng nhà là bụi hoa hồng gai thơm nức, cánh cổng gỗ thân thương, cây mít to đùng trước nhà, trưa hè nào ngủ dậy cũng được bà ngoại chặt mía cho ăn. Mùa mít chín, mùa xoài chín mẹ ăn mãi không xuể, những cây chanh sai trĩu quả ven bờ ao, trưa hè mẹ và các bác cuộn tờ giấy lại, dùng sợi chỉ buộc hai đầu làm dây điện thoại alo cho nhau từ bờ ao bên này sang bờ ao bên kia. Ông ngoại đi học đại học ở Hà Nội, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Sáu mẹ con quây quần, ríu rít bên nhau như đàn chim cu. Lúc đó mẹ mới 5-6 tuổi, còn dì út bé xíu. Với cuộc đời mẹ, không có ngôi nhà nào đẹp và hạnh phúc bằng ngôi nhà đó.
Ngôi nhà đầu tiên của mẹ là tuyệt đẹp, rộng mênh mông hàng nghìn mét, có vườn trước vườn sau, có ao cá to, ao cá nhỏ; trước cổng nhà là bụi hoa hồng gai thơm nức, cánh cổng gỗ thân thương, cây mít to đùng trước nhà, trưa hè nào ngủ dậy cũng được bà ngoại chặt mía cho ăn. Mùa mít chín, mùa xoài chín mẹ ăn mãi không xuể, những cây chanh sai trĩu quả ven bờ ao, trưa hè mẹ và các bác cuộn tờ giấy lại, dùng sợi chỉ buộc hai đầu làm dây điện thoại alo cho nhau từ bờ ao bên này sang bờ ao bên kia. Ông ngoại đi học đại học ở Hà Nội, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Sáu mẹ con quây quần, ríu rít bên nhau như đàn chim cu. Lúc đó mẹ mới 5-6 tuổi, còn dì út bé xíu. Với cuộc đời mẹ, không có ngôi nhà nào đẹp và hạnh phúc bằng ngôi nhà đó.
Nhớ khi chuyển từ miền núi về, không có nhà phải ở nhờ cơ quan của ông ngoại cái phòng bé tí tẹo, bác con phải đi ngủ nhờ nhà bạn. Lần chuyển từ dưới huyện lên thị xã, cả nhà lại ở nhờ nhà người bà con xa, không có chỗ đun nên bà ngoại dựng tạm tấm liếp đầu hồi làm bếp. Tối đến, bất kể trời mưa hay nắng, ông ngoại lại dắt mẹ lên cơ quan cách đó gần 3km để ngủ. Trời mưa phùn, gió rét, ông cõng mẹ trên lưng (lúc đó mẹ 10 tuổi), mẹ vẫn nhớ như in hình ảnh ông mặc chiếc áo đại cán (chiếc áo rét duy nhất ông có), vừa đi hai cha con vừa trò chuyện. Vậy mà đã 32 năm đã trôi qua, nhanh thật đấy!
Nhớ khi chuyển từ ngoại ô lên trung tâm thị xã, chờ xây nhà ông bà phải ở nhờ rạp chiếu phim. Căn phòng ngay sát rạp chiếu, vẻn vẹn chưa đến 10m2, chỉ đủ kê một chiếc giường to cho ông bà và dì út ngủ, lúc đó mẹ đã vào đại học. Sáng sáng, bà giáo về hưu non (là bà ngoại con đó) dạy thật sớm, thổi xôi mang ra đầu phố bán. Mỗi lần về thăm nhà, mẹ thích nhất là được vét chõ xôi của bà ngoại. Thay vì vét sạch chõ để bán, bà bớt lại một ít, chõ xôi ấy đã góp phần nuôi mẹ của con học đại học.
Rồi nhà mới của ông bà cũng xây xong, là nhà 20m2 cấp bốn, ngay gần ga tàu. Mỗi lần từ Hà Nội về, mẹ chỉ cần đi bộ vài bước chân. Ngôi nhà ấy ông bà ngoại có được khi đã 50 tuổi. Nhưng rồi vì mẹ, nhà lại phải bán đi. Mẹ là người đứng đầu trong danh sách 3 sinh viên xuất sắc được cử đi học ở Nga một năm nhưng phải tự túc vé máy bay đi về. Ông ngoại đã thế chấp nhà để có 600 USD cho mẹ sang Nga học. Mẹ không thể quên, đến chết vẫn không quên hình ảnh ông tiễn mẹ trước khi lên máy bay. Ông nắm chặt tay mẹ, dặn dò cứ yên tâm đi học, đừng lo lắng, ở nhà ông sẽ tự xoay xở được. Hình ảnh người cha bé nhỏ, gầy guộc là nỗi ám ảnh lớn nhất khi mẹ ở xứ người. Khi đó, mẹ 19 tuổi. Một năm sau mẹ trở về, hành trang là nỗi nhớ cha mẹ quay quắt, là những bài học đắt giá nơi xứ lạ. Ông bà ngoại đón mẹ về ngôi nhà khác, cách thị xã thêm vài km nữa.
Con trai yêu! Câu chuyện mẹ kể hôm nay là lần đầu tiên phải không? Con đừng trách mẹ hâm dở, kể chuyện xưa làm gì. Nếu con nghe được câu chuyện này, mẹ mong con có thêm nhiều nghị lực để vững bước trên đường đời chông gai mà con sẽ phải đi qua. Hôm nay mẹ vẫn còn đủ khỏe mạnh để bên cạnh nâng bước cho con, một mai mẹ già rồi (như ông bà ngoại của con bây giờ), mong rằng câu chuyện sẽ là chỗ dựa mỗi khi con chùn bước vì gian khó. Mẹ yêu con.
---------------------------------------------
Tác giả: Thúy Mai - vn.express
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Con trai yêu! Câu chuyện mẹ kể hôm nay là lần đầu tiên phải không? Con đừng trách mẹ hâm dở, kể chuyện xưa làm gì. Nếu con nghe được câu chuyện này, mẹ mong con có thêm nhiều nghị lực để vững bước trên đường đời chông gai mà con sẽ phải đi qua. Hôm nay mẹ vẫn còn đủ khỏe mạnh để bên cạnh nâng bước cho con, một mai mẹ già rồi (như ông bà ngoại của con bây giờ), mong rằng câu chuyện sẽ là chỗ dựa mỗi khi con chùn bước vì gian khó. Mẹ yêu con.
---------------------------------------------
Tác giả: Thúy Mai - vn.express
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...