Nhân dạng người Ấn nhập cư trong truyện ngắn "Người gác cổng chân chính"

21-02-2023
  0   313

Chuyện kể về một người phụ nữ lớn tuổi tự nguyện quét dọn khu nhà ở tồi tàn của người nhập cư để đổi lấy một chỗ ngủ ngay dưới chân cầu thang. Điểm mấu chốt làm nên sức ám gợi của truyện ngắn này có lẽ là ở việc nhà văn đã chọn được những chi tiết rất đắt. Đó là hình ảnh chiếc chăn không thể tả tơi hơn của bà Boori Ma, là chiếc bồn rửa mới ở gầm cầu thang của khu nhà, là chùm chìa khóa và số tiền tiết kiệm giấu trong chiếc sari cũ kỹ, những hồi tưởng về một quá khứ lẫn lộn của người phụ nữ khốn khổ và cả lời hứa về một tấm chăn mới cho bà Boori Ma của cặp vợ chồng khá giả. Lối viết lạnh nhưng tinh tế, sắc bén, thiên về quan sát, ít biểu lộ cảm xúc, những trang văn của Jhumpa Lahiri tái tạo hiện thực cuộc sống của người Ấn nhập cư trong cộng đồng Mỹ. Đó là kết quả của phương pháp cấu trúc chặt chẽ, biểu hiện của trí tuệ tác giả trong sáng tác. Nhà văn không gieo rắc tình thương cho độc giả bằng cái nhìn chủ quan hay tô đậm điểm tích cực, một chiều của nhân vật mà để cảm xúc của độc giả nảy nở qua từng tình tiết. Nhờ đó, bà trao quyền cho độc giả được tự do tưởng tượng và khám phá về đặc tính và những uẩn khúc trong suy nghĩ, cuộc đời nhân vật. Chỉ là chuyện quẩn quanh tưởng không có gì đáng kể trong một khu nhà tồi tàn mà đọng lại những dư vị. Đó là chưa kể đến một cái kết thực sự nhói lòng. Diễn biến câu chuyện người phụ nữ cô độc, khốn khó tự nguyện gác cổng không công rồi vẫn bị đám người vô ơn xua đuổi, âm thầm gieo vào lòng mỗi chúng ta niềm xót thương. Mới hay trong cuộc sống bất trắc, khi con người dễ nuốt lời, vùi dập và phản trắc, lòng tốt, lòng hào hiệp phải song hành cùng với tình thương, niềm tin, niềm cảm thông, thậm chí còn cần đi cùng với cả lời hứa, lời cam kết. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage