Rối loạn cảm xúc sau chấn thương: Những cách giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống

16-08-2022
  0   627

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương là gì?

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương là một vấn đề trở ngại về sức khỏe tinh thần. Những sự kiện khác nhau trong cuộc sống đều có thể tạo ra áp lực, tổn thương và làm thay đổi trạng thái tâm lý một cách bất thường.

 

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương: Những cách giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống

 

Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ lý giải: Chấn thương tâm lý là một chuỗi phản ứng cảm xúc có xu hướng rối loạn, mất kiểm soát và thay đổi liên tục. Những yếu tố gây căng thẳng dễ gây ảnh hưởng tinh thần như mất việc, ly hôn, bệnh tật, tai nạn, thất bại…

 

Thực hành những điều này có thể giúp bạn phục hồi cảm xúc sau chấn thương

 

Tập trung vào những điều quan trọng

 

Cân bằng cảm xúc chính là hướng vào những điều tích cực hơn để chuyển sự tập trung ra khỏi những thứ tiêu cực đang quấy rối tâm lý của bạn. Bạn cần nhìn nhận lại bản thân, liệt kê ra ưu điểm, thành tựu và những ước mơ ý nghĩa trong cuộc sống của mình.

 

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương: Những cách giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống

 

Một khi biết rằng mình có năng lực gì và đã làm được những gì, đã cố gắng ra sao, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận những thất bại đang gặp phải và vượt qua nó một cách tích cực. Đừng để trở ngại, nỗi đau làm chủ tinh thần của bạn.

 

Khi bạn hiểu rằng kết quả không phải là duy nhất, chính cả quá trình mà bạn đã trải qua mới đem lại bài học và nhiều điều thú vị, bạn mới có thể củng cố lại tinh thần và chuẩn bị cho một hành trình mới.

 

Đừng ngại tìm hỗ trợ

 

Nếu bạn đang mất thăng bằng và loay hoay với những tổn thương tinh thần không thoát ra được, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc những người thân yêu của bạn. Chia sẻ cảm xúc, bất an và nỗi buồn của bạn với người tin cậy. Họ là nơi lắng nghe và có thể cho bạn lời khuyên chân thành.

 

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương: Những cách giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống

 

Ngoài ra, khi bạn được đỡ đần những việc hằng ngày, bạn sẽ có thêm thời gian để thư giãn, tịnh tâm, phục hồi sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Hai yếu tố này là mấu chốt để bạn lấy lại cân bằng tâm lý sau những chấn thương.

 

Chăm sóc bản thân đầy đủ

 

Bạn không thể thoát khỏi rối loạn cảm xúc sau chấn thương nếu như cơ thể bạn cũng suy yếu vì bị bỏ bê. Khi tâm trạng rơi vào tiêu cực, trầm cảm, bạn càng phải tập trung củng cố sức khỏe thể chất của mình.

 

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn đủ năng lượng hoạt động, cải thiện bệnh tật và bớt đi những áp lực tinh thần do căng thẳng,sợ hãi và bất lực.

 

Thư giãn với những điều bạn yêu thích, chẳng hạn như làm vườn, đọc sách, khiêu vũ, chơi với thú cưng, đi du lịch… Những thứ này giúp bạn cân bằng cảm xúc, tăng sức đề kháng, hỗ trợ giấc ngủ có chất lượng hơn.

 

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương: Những cách giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống

 

Thiền, yoga hay tập thể dục đều giúp ích cho tâm sinh lý của bạn. Cảm xúc tích cực giúp tăng cường khả năng phục hồi sức mạnh tinh thần, đồng thời còn giúp bạn xây dựng nền tảng tâm lý mạnh mẽ, tích cực hơn.

 

Chấp nhận mọi cảm xúc của bạn

 

Ngay cả khi tinh thần của bạn đang rối loạn cũng đừng chối bỏ mọi cảm xúc, dù đó là cảm xúc đau đớn, buồn bã hay thất vọng. Sự kìm nén và phủ nhận càng khiến bạn lún sâu vào trạng thái tiêu cực. Hãy học cách bao dung và lắng nghe nội tâm của mình.

 

Khi bạn hiểu rõ trạng thái tâm lý nào đang diễn ra, bạn càng dễ dàng chấp nhận nó, thấu hiểu nó, để cho nó nhẹ nhàng lướt qua chứ không cần tự giày vò bản thân trong một cảm giác nào đó.

 

Đây cũng là cách giúp bạn hiểu rõ chính mình hơn, nhận biết rõ ràng ưu khuyết điểm của mình, biết cách chăm sóc và yêu thương bản thân ở bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

 

Rối loạn cảm xúc sau chấn thương: Những cách giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống

 

Vận dụng các giác quan để cải thiện cảm xúc

 

Khi bạn bị hoảng loạn hay dằn vặt bởi một suy nghĩ, cảm xúc nào đó, thử áp dụng mẹo kích thích các giác quan để thay đổi sự tập trung của bạn.

 

  • Đi chân trần nối đất
  • Chạm vào một sự vật nào đó và tập trung quan sát hình dáng, màu sắc, mùi hương, công dụng của nó…
  • Hít thở sâu, theo dõi từng hơi thở một cách tự nhiên nhất
  • Ăn hoặc uống và cảm nhận những điều mà thực phẩm mang lại cho cảm giác của bạn
  •  

Thực ra, rối loạn cảm xúc sau chấn thương không phải là bệnh, nó là một loại mất cân bằng tâm lý mà bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục.

 

https://emdep.vn/bi-quyet-song/roi-loan-cam-xuc-sau-chan-thuong-nhung-cach-giup-ban-lay-lai-can-bang-cuoc-song-20220729082959575.htm

Tìm thấy niềm vui trong 4 điều này, bạn sẽ thấy cuộc sống đơn giản hơn rất nhiều

Trên thực tế, niềm vui đích thực thường đến từ những điều đơn giản nhất.

Người khôn ngoan biết xem nhẹ 2 điều, kẻ khờ dại đặt nặng nên càng khổ tâm

Đa phần những người khôn ngoan thường không để tâm đến ý kiến của những người khác.

Muốn thành công, đừng chia sẻ dự định của mình cho người khác

Được khen ngợi, bộ não chúng ta sẽ giải phóng dopamine, hormone kích thích niềm vui, hạnh phúc. Nó làm ta giảm khả năng hoàn thành những việc cần thiết để đạt mục tiêu.

Khi nản chí muốn từ bỏ ước mơ, hãy nhớ đến những điều này

Đừng từ bỏ ước mơ dù cho có gặp bao nhiêu khó khăn đi chăng nữa vì nếu dễ dàng thì ai cũng có thể làm được.

Ở nơi làm việc, ai không hiểu được 4 chân lý này sẽ mãi quanh quẩn trong cảnh 'lương ba cọc ba đồng'

Là người đi làm công ăn lương, bạn cần hiểu được 3 chân lý này để có thể thành công, thoát khỏi cảnh đi làm lương ba cọc ba đồng, chưa hết tháng đã hết tiền.

Vì sao tỷ phú vẫn ở nhà thuê? Câu trả lời lý giải sự khác biệt trong tư duy về tiền của người giàu và người nghèo

Chính khác biệt trong tư duy về tiền bạc khiến người giàu càng giàu, trong khi phần còn lại của thế giới phải vật lộn với những khoản nợ.

Chúng ta là gì của nhau nếu một ngày không còn mạng xã hội?

Hãy để Facebook là một phần của cuộc sống, chứ đừng để nó chiếm trọn cả cả cuộc đời chúng ta.

Người mà bạn cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp nhất chính là bản thân bạn

Chúng ta vẫn luôn mải giữ mối quan hệ tốt đẹp với người khác mà quên mất người xứng đáng được đối xử tử tế đầu tiên là chính bản thân mình.

Youtube

Facebook Fanpage