1. 'Tiết Nguyên Đán' ở đâu ra?
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
2. Thời gian diễn ra tết
Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là "Xuân Tiết" (春節) hoặc "Nông lịch tân niên" (農曆新年), và vẫn là tết cổ truyền của họ, mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc[6] và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).
3. Tết - 1 cái tên chung
Từ Tết được dùng chung cho nhiều ngày Lễ dân gian quan trọng của Việt Nam.
Tết Nguyên đán (Tết cả, tết ta), từ 1/1 đến 7/1 âm lịch
Tết Thượng nguyên (Rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu): 15/1 âm lịch
Tết Thanh minh (Lễ tảo một): tháng 3 âm lịch
Tết Hàn thực (Tết bánh trôi bánh chay): 3/3 âm lịch
Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương, tết Đoan ngũ, tết nửa năm, tết giết sâu bọ): 5/5 âm lịch
Tết Ngâu (ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau: 7/7 âm lịch
Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy, Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân): 15/7 âm lịch
Tết Trung thu: 15/8 âm lịch
Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới): 15/10 âm lịch
Tết Ông Táo: 23/12 âm lịch
4. Những nước nào ăn tết âm lịch?
Danh sách 10 quốc gia ăn Tết âm lịch:
Trung Quốc-Đài Loan-Hong Kong
Việt Nam
Nhật Bản
Lào
Campuchia
Thái Lan
Hàn Quốc-Triều Tiên
Singapore
Mông Cổ
Ấn Độ
5. Những đại kỵ ngày tết!
Không cho nước, lửa
Không treo những tranh “xui xẻo”
Kén người xông nhà
Không quét nhà, đổ rác
Rắc vôi bột ở 4 góc vườn
Nhà có tang kiêng chúc Tết
Không chúc người đang ngủ
Không đánh thức người đang ngủ
Không quét nhà
Không để quên khăn tay ở nhà người khác
Kiêng ăn những món chế biến từ tôm, kiêng trứng vịt lộn, thịt vịt ở miền Trung
Không được từ chối bữa ăn, kiêng không để cối xay gạo trống ở miền Nam.
6. Tết - đừng hát Happy New Year nữa
Bài hát lý tưởng dịp Tết này thực chất lại có ý nghĩa khá buồn.
7. Tết và những điềm may
Hoa mai: Sau Giao thừa, đến sáng mùng 1 Tết, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong, vì sách có câu “Hoa khai phú quý”.
Vì vậy từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu co hoa nở là điềm may mắn cho năm mới. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh xuất hiện bất ngờ.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”.
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Cây quất: Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, hoặc chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.
8. 12 con giáp thỏ hay mèo
Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
Vì 12 con giáp là tổ tiên người Việt sáng tạo ra. 12 con giáp của ta có con mèo. Sau khi người Hán nhập 12 con giáp vào văn hóa của họ đã thay mèo bằng thỏ vì con thỏ quen thuộc với dân Bắc Á hơn. Sau khi văn hóa Trung Hoa bành trướng, 12 con giáp Trung Hoa đã du nhập vào Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v... Việt Nam cũng nhận ngược lại luồng văn hóa đó nên nhiều người nghĩ rằng 12 con giáp là Trung Hoa sáng tạo.
Kết luận là 12 con giáp không phải sản phẩm của người TQ hiện đại và người VN hiện đại, nó thuộc về nền văn hóa cổ có 1 chi là người Việt Nam.
9. Một năm ăn tết 2 lần
Trước năm 1967,Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). Sau năm 1975, cả 2 miền nam bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7.
10. Táo quân và những con số vui
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
Hiện cả nước có khoảng 93.900.000 người, nếu trung bình mỗi gia đình có 4 người, ta có 23.475.000 gia đình, 46.950.000 ông Táo, 23.475.000 bà Táo. Hơn 70 triệu ông bà táo sẽ cưỡi hơn 70 triệu chú cá chép đến gặp Ngọc Hoàng.
Nếu sau khi hóa vàng, các Táo cưỡi cá chép trong vòng 1 ngày để lên báo cáo, thì Ngọc Hoàng sẽ phải nghe tấu của 10.000.000 Táo trong một ngày, 416.000 táo trong một giờ, 6.900 Táo trong một phút, và 115 Táo mỗi giây.
Còn Trung Quốc với 1,4 tỉ dân cũng có truyền thống Táo quân trầu trời, vậy thì Ngọc Hoàng của Trung Quốc còn phải ‘mệt hơn rất nhiều’…
------------
Nguồn: Sưu tầm
Thực hiện radio: Top 5 lạ kỳ
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với Mobiradio, vui lòng liên hệ e-mail 9899@i-com.vn.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...