Tháng ba, tháng tư - Phần 1
Cuối tháng ba, đầu tháng tư. Mưa phùn rả rich đã nhạt dần, khí trời khô ráo hơn và trên các thân gỗ xù xì màu xanh non láng mượt đã dần được thay bằng sắc thẫm cứng cáp. Tháng ba, hoa gạo nở. Cây gạo trên đỉnh đồi cuối làng thắp lên hàng trăm ngọn lủa nho nhỏ đỏ rực. Chim chóc thi nhau kéo về ríu rít bên cột đèn mùa xuân ấy.
Tôi thường ngờ rằng mỗi bông hoa đỏ chói là một đạo bùa mê, nếu không làm thế nào mà thứ ooa tầm thường chẳng mấy người thèm bận tâm đó lại cuốn hút Ái đến thế! Ái là một đứa con gái kỳ quặc, kỳ quặc theo đúng nghĩa đen của từ “kỳ quặc”. Năm Ái 6 tuổi ba Ái theo chân người làng đi tìm vàng.
Chẵn 10 năm liền ông không trở về và cũng không có chút tin tức gì đưa lại. Hai mẹ con Ái nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ Ái đẹp. Cái đẹp của người đàn bà một con, cái đẹp của người đàn bà xa chồng cũng thắm nồng như bông hoa gạo tháng ba vậy. Đàn ông vây quanh bà rập rờn như bươm bướm. Nhưng cũng như bươm bướm họ chỉ có thể bay vờn quanh cổng nhà chứ không cách nào vào trong được. Chẳng cần ai dạy nhưng từ nhỏ Ái đã biết thay cha giữ mẹ. Lúc còn thôi nôi cho đến khi ba tuổi cô nhóc Ái đã khóc dữ dội cho tới lúc đàn ông lạ phải bỏ chạy. Ái bám dính lấy mẹ như con chuột túi con, không rời nửa bước. Lớn hơn chút nữa, Ái biết bắt sâu bỏ người, quét nhà mù mịt khi bỗng dưng có “khách không mời”. Lớn thêm nữa, Ái biết mua thuốc sổ bỏ vào trong chén trà, đặt con dao lên bệ cửa, xuống dưới gối của hai mẹ con.
Mẹ Ái hiền. Làng trên xóm dưới không có ai lành tính như bà. Còn Ái? Mẹ tôi nói: “Con ranh ấy cứ như cỏ dại, như thú hoang, như miếng sành vỡ; động vào thể nào cũng đứt tay”. Không đứa con nít nào trong làng dám chơi với Ái. Một phần là vì chúng sợ, một phần là do người lớn cấm đoán: “Hay ho gì đứa không cha…” Ngoại trừ tôi!
Tôi thương Ái. Thương bằng thứ tình cảm lớn nhất, trong sáng nhất mà một đứa trẻ có thể có được. Tại sao tôi thương Ái? Tôi không biết rõ lắm. Có lẽ nó bắt đầu từ lần tôi nhìn thấy Ái bị người đàn ông to lớn cho một bạt tai vì tội bỏ sâu róm vào giày ông ta khiến ông ta giãy nảy như đụng phải nước sôi. Cái tát ấy hằn rõ lên khuôn mặt nhỏ nhắn, đỏ rát, đủ cả năm ngón. Ấy thế mà Ái không không khóc, chỉ cười, cười khanh khách, cười lớn đến nỗi người đàn ông kia hoảng sợ mà cúp đuôi chạy. Tôi núp sau gốc mít trước cổng, ngó vào, chỉ thấy cô bé vừa cười giờ ngồi sụp xuống, vùi đầu vào giữa hai đầu gối, đôi vai gày run lên từng chặp… Đứa không cha…
Làm thân với Ái không khó như tôi tưởng tượng. Ái chỉ hất mặt hỏi tôi: “Biết trèo cây không mày?”. Tôi gật. Có đứa con nít nào ở quê lại không biết trèo cây chứ! Thế là thành bạn. Hôm Ái dẫn tôi lên ngọn đồi cuối làng, tay chân thoăn thoắt trèo lên cây gạo, tôi mới hiểu vì sao Ái hỏi tôi có biết trèo cây không? Đang vào mùa hoa, cả cây từ trên xuống dưới đều thắp lên một màu chói lọi, đẹp không bút nào tả xiết.
Thực ra người làng hiếm khi lên ngọn đồi này, nghe nói lâu, lâu thật lâu về trước, cũng vào mùa hoa gạo nở rộ, có một người thiếu nữ vì bị người yêu phụ bạc đã đến dưới gốc cây này, vắt lên một dải lụa đào dài… Nghe nói hàng năm cứ mỗi khi hoa gạo nở, vào những đêm mưa gió người làng vẫn nghe thấy ở đây vọng ra tiếng khóc nỉ non.
Tôi nhìn cây gạo, thầm oán Ái đáng lẽ lúc đầu phải hỏi: “Mày có sợ ma không?” mới phải! Đương lúc phân vân có nên bỏ chạy hay không thì nghe tiếng Ái gọi, tôi ngẩng đầu, bắt gặp ngay ánh mắt sáng rỡ đang rơi xuống. Mắt Ái rất đẹp: to, tròn, đen láy chỉ tiếc lại thiếu vắng mất cái nét thơ ngây của con trẻ. Nhưng giờ phút này đây nó đang lấp lánh một niềm vui không gọi tên được. Chốc lát nỗi sợ ma trong tôi hoàn toàn tan biến, tôi vội vàng trèo lên với Ái.
Từ trên cây gạo nhìn xuống là một thế giới hoàn toàn khác: làng xóm, đồng ruộng, mỗi mái nhà như hiện lên qua một lăng kính thu nhỏ, mang vẻ đáng yêu khác lạ.
Từ ấy về sau những cuộc dạo chơi của chúng tôi thường diễn ra ở đỉnh đồi ấy, nơi có cây gạo ấy (một phần vì mẹ vẫn cấm tôi qua lại với Ái, một phần vì Ái rất thích nơi này). Hồi đó tôi không rõ vì sao Ái lại say mê cây gạo ấy đến thế nhưng càng về sau tôi cũng dần dần đoán được lý do. Từ vị trí trên cây có thể nhìn thấy rất rõ chiếc cổng làng bằng đá xanh. Tôi nghĩ có lẽ Ái đang đợi,… đợi một người trở về, đợi một người nào đó một ngày nào đó sẽ bước qua chiếc cổng bằng đá xanh ấy. Hoặc cũng có lẽ chỉ có ở nơi yên tĩnh không người xâm phạm ấy, Ái mới có thể trở về là một cô bé, không cần phải dữ tợn chua ngoa, không cần phải gồng mình trước bao ánh mắt khinh thường, thương hại.
Năm Ái lên 10, cuối cùng chiếc cổng làng bằng đá xanh cũng đón được người đàn ông đi xa trở về. Năm xưa ba Ái ra đi với hai bàn tay trắng nhưng giờ đây ông trở lại trong vị thế một người giàu có cùng với một người phụ nữ xinh đẹp và một đứa bé trai. Ngôi làng bé nhỏ của tôi như dậy sóng.
Ba ngày sau, Ái tìm thấy mẹ trên ngọn đồi cuối làng, những đoá hoa đỏ chói như lửa rơi đầy trên tóc bà, dưới đôi chân đung đưa của bà, đối lập tàn nhẫn với khuôn mặt nhợt nhạt vương hơi thở tử thần. Sau đám tang ba Ái đem theo gia đình mới …và cả Ái vội vã rời đi. Đêm trước khi ra đi, Ái hẹn tôi lên ngọn đồi bất hạnh.
Nửa đêm, tôi lẻn ra khỏi nhà, chân trần chạy như bay đến chỗ hẹn, tim đập thình thịch tưởng sắp vỡ tung trong lồng ngực. Ái vẫn chờ tôi. Bầu trời tối như nước, đen như mực, không một ánh sao, chỉ có nước mắt của hai đứa trẻ lặng lẽ bò xuống, lấp lánh yếu ớt.
- Gạo ơi, tao không muốn làm trẻ con! Nếu tao là người lớn, mẹ tao sẽ không chết, tao cũng không cần đợi người đàn ông ấy trở về, phải không? Gạo ơi, nếu là người lớn tao sẽ ở lại đây với mày. Nhưng tao chỉ là một đứa trẻ và là một đứa trẻ vô tích sự!
Đêm chia tay ấy quá dài. Hai đứa nhóc chúng tôi gần như cả đêm không ngủ. Nó chỉ kết thúc khi mặt trời nhô lên khỏi màn sương giá, soi rõ từng bông hoa gạo tơi tả như những vệt màu dập nát trên mặt đất. Suốt đêm hôm qua chúng tôi đã đập rụng toàn bộ số hoa trên cây, không để lại dù chỉ cái nụ nhỏ. Những cành lá trơ trụi in bóng trên bầu trời đã ám ảnh những giấc mơ của tôi suốt mấy năm liền.
Kể từ ngày Ái ra đi, tôi không bao giờ còn trở lên ngọn đồi hoang vu đó nữa. Một năm…hai năm…tám năm rồi mười năm trôi qua…Kí ức của những ngày xưa ấy giờ đây dường như cũng đã nhạt nhoà.
Năm thứ hai đại học, tôi xin được một chân nhân viên trong khách sạn sang trọng nhất nhì thành phố chuyên dùng để đón tiếp khách nước ngoài. Tiền lương kiếm được vừa đủ để tôi trang trải tiền học phí và chi phí sinh hoạt. Tuy là khách sạn năm sao nhưng nơi đây cũng có những sự khó chịu nhất định. Các vị khách ngoại quốc thường quá giàu có, quá kênh kiệu và đôi khi…quá dâm dật khiến những nhân viên nhỏ bé nghèo hèn như chúng tôi chịu khổ nhục không ít.
Vào một ngày mưa tháng ba tầm tã, khách sạn đón một vị khách như thế. Ông ta có cái đầu hói bóng lưỡng, bàn tay ngắn ngủn ú na ú nần lúc nào cũng vung vẩy những tờ dollar xanh biếc. Để tránh rắc rối, quản lý đã phân các nhân viên nam lãnh trách nhiệm phục vụ vị khách “đặc biệt”.
Thế nhưng dù cẩn thận đến mấy thì vào đêm cuối cùng sự cố vẫn cứ xảy ra. Lão già bỉ ổi ấy đã mượn rượu để giở trò với một cô gái xinh đẹp bên quầy bar. Và cô gái ấy đã bật dậy, phang nguyên cả chai rượu ngoại đắt tiền vào cái đầu bóng loáng. Khách sạn được một phen hỗn loạn. Trong khi đa số nhân viên cố gắng trấn an các vị khách đang hoảng hốt thì số ít nhanh chóng đưa lão già ngoại quốc đang kêu thét với cái đầu đầm đìa máu tới bệnh viện. Chỉ có cô gái xinh đẹp kia là ở ngoài mọi sự xô bồ ấy. Điềm nhiên ngồi xuống chỗ cũ, điềm nhiên rút thuốc và điềm nhiên thả một hơi dài, cô ta lặng lẽ quan sát khung cảnh xung quanh mình bằng cặp mắt yên tĩnh không chút gợn sóng.
Đó là một cô gái Việt còn khá trẻ với mái tóc uốn quăn đầy kiểu cách, mí mắt, môi và từng đầu móng tay đều được bao phủ trong màu xám nâu. Rõ ràng cô ta là một đứa trẻ giàu có, được nuôi dạy đến mức bất cần đời. Ba mươi phút sau bà giám đốc khách sạn xuất hiện. Không nói một lời, bà ta đi thẳng tới chỗ cô gái kia, vung tay lên. “Chát!”. Cả quầy bar như cứng lại trong âm thanh khô khốc ấy. Nhưng cô gái chỉ khẽ nhếch mép, bình thản rút chiếc khăn giấy lau phần má đỏ ửng. Bà giám đốc tái mặt.
- Tao sẽ báo chuyện này cho bố mày!
- Mời! –Cô gái cười, giọng trong vắt - Nhưng bà biết không, tôi nghĩ chẳng ích gì đâu.
Cô túm lấy chiếc xắc đỏ chót trên bàn, quay người rời đi.
- Ái!
Người đàn bà quý phái gào lên, dường như mất bình tĩnh. Cô gái ngoảnh mặt vế phía tiếng thét, mắt nheo lại giễu cợt.
- Cần thận! Để lộ bản mặt thật trước mặt nhân viên của mình không hay ho gì đâu! Bà biết rồi mà, bố tôi không thích chuyện đó!
Khuôn mặt bà giám đốc tức khắc tái nhợt. Và câm lặng! Cô gái lại cười. Những bước chân xa dần. Khi bóng dáng mảnh dẻ đó khuất sau cánh cửa, trong một phút không hiểu nổi của chính mình, tôi cuống cuồng lao ra theo. Đường phố rực rỡ ánh đèn khiến mọi dáng hình gần như đều hoá mờ mờ ảo ảo.
Còn tiếp....
-------------
Nguồn: Sưu Tầm
Thực hiện chương trình: Nhím Xù - RadioMe Nối dài yêu thương
Hãy cùng chia sẻ những tin bài hay và ý nghĩa với RadioMe qua địa chỉ hòm mail camxuc@i-com.vn các bạn nhé!
Lời tỏ tình của hoàng hôn - Phần 2
Những hồi ức tươi đẹp bừng lên như nắng mai giữa quãng thời gian u tối ấy, những tia nắng ấy là Quân chứ không phải ai khác, đã sưởi ấm và tỉnh thức những giấc mơ tôi. Tôi hồ hởi vì câu trả lời cho lời tỏ tình của...
Lời tỏ tình của hoàng hôn - Phần 1
Tôi bên Quân không quá lâu nhưng thứ tình cảm đã có với Quân khó có gì thể thay thế được. Quân là người đã thổi vào trong tôi một nguồn sống khác. Không có cậu ấy, chắc gì tôi qua nổi nỗi tuyệt vọng và nhận ra cuộc đời...
Truyện ngắn: Lọ mứt bị bỏ rơi
Hà đảo mắt quanh, tìm người nào có cảm tình để bắt chuyện. Người ngồi sát cô là một bà già chừng bảy mươi, đang đọc say sưa một cuốn tiểu thuyết dày.
Truyện ngắn 5 giây - Phần 1
Một ngày đông gió lạnh rít từng cơn, nơi đường phố đông người qua lại, cậu tiến về phía tôi, bất chợt trong vài giây ngắn ngủi như cánh hoa anh đào lìa khỏi cành, tôi nhận ra chúng ta không là của nhau nữa rồi...
Truyện ngắn Dù chỉ là thoáng qua - Phần 1
Nhưng dù chỉ là thoáng qua, tôi vẫn sẽ nhớ về cậu ấy. Đến bao giờ, thế gian ngừng.
Truyện ngắn 5 giây - Phần 2
Cứ như thế, dường như cậu đã quên tôi nhiều hơn một chút. Thật đáng buồn là ngày nào cũng thấy nhau nhưng lại giống như chưa bao giờ gặp, ánh mắt thường đập vào nhau nhưng dường như là vô hình. Tôi tự nhủ rằng cậu đang lo cho...
Dù chỉ là thoáng qua - Phần 4
Thời điểm tôi nhận được tin nhắn bất ngờ ấy, thành phố đã bước vào mùa xuân năm sau.
Truyện ngắn Dù chỉ là thoáng qua - Phần 3
Tôi vội vàng dừng lại để chạm vào mu bàn tay của Đông Vũ, vẫn lạnh buốt. Nhưng lần này cậu không rụt tay lại mà để mặc tôi nắm chặt lấy nó.
Hạnh phúc vẫn luôn dành cho em, người đàn bà làm mẹ đơn thân!
“Nếu hôn nhân là địa ngục, nếu đàn ông quá bội bạc, hãy mạnh dạn là mẹ đơn thân đi em…”
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...