Vì sao lại có hình thức tế thần bằng người sống
Người bị tế là một người hoàn toàn toàn khỏe mạnh, đầu cạo cọc, bao quanh là hoa và những đồ cúng tế. Khung cảnh thần bí và mang màu sắc ma mị này là hình ảnh không còn xa lạ trên màn hình trong...
Một nhóm người tay cầm đuốc, nhảy múa xung quanh một giàn tế, người bị tế là một người hoàn toàn toàn khỏe mạnh, đầu cạo cọc, bao quanh là hoa và những đồ cúng tế. Khung cảnh thần bí và mang màu sắc ma mị này là hình ảnh không còn xa lạ trên màn hình trong những bộ phim về cuộc sống của các bộ lạc xa xưa. Tuy nhiênbạn có bao giờ đặt câu hỏi vì sao một hình thức man rợ như vậy lại được con người tôn sùng. Niềm tin của họ là gì và liệu rằng có mù quáng. Cùng tìm hiểu về tập tục nguyên thủy này nhé!
Trong con mắt người văn minh ngày nay thì đây là một phong tục tàn ác, vô nhân đạo. Thế nhưng phong tục tế thần bằng người sống lại phổ biến ở nhiều bộ lạc của thế giới cổ đại. Trong một số bộ lạc, tập tục tế sống người vẫn được lưu truyền đến thời cận đại. Đặc biệt ở Nam Á, tế người sống là một trong những tập tục tồn tại lâu đời nhất. Có học giả cho rằng, tại các bộ lạc thổ dân ở lưu vực sông Inđu ít nhất là khoảng năm 2500TCN đã thịnh hành hình thức tín ngưỡng loại này. Dù đến năm 1835, tế sống người bị pháp luật cấm nhưng thời gian tồn tại của nó cũng ngót hàng nghìn năm.
Mục đích của việc tế sống người là để lấy được cảm tình của nữ thần Đất. Nữ thần này sẽ bảo đảm cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong các trường hợp tế sống người, người ta quan niệm thời gian người bị tế đau đớn càng lâu bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu vì nước mắt của người đem tế tượng trưng cho nước mưa trên trời rơi xuống. Nghi thức tế sống người của người Cônđơ thể hiện rất rõ tín ngưỡng này. Người được đem ra làm vật tế gọi là “Môlina”. “Môlina” thường là những người phạm tội ở bộ lạc lân cận được mua về, nhưng cũng có khi người Cônđơ đem bán con của mình làm vật dâng thần. Vì họ tin rằng sau khi con mình chết như vậy thì linh hồn sẽ được hạnh phúc đặc biệt. Một người được đem làm vật tế sống như vậy trước đó phải thờ cúng tổ tiên, thần phật nhiều năm. Do được coi là vật thiêng nên khi sống những người này luôn được tôn kính và đối đãi chu đáo, đi đến đâu cũng được mọi người hoan nghênh, chào đón. Họ cũng có thể kết hôn với một Môlina khác, con của hai người sau này cũng sẽ là một Môlina.
Nghi thức tế lễ thường được cử hành vào một ngày trọng đại hàng năm hoặc trước ngày gieo trồng trong năm. Người bị đem tế sống bị cạo tóc, bôi dầu cao và bột cây uất kim lên đầu. Người ta sẽ tổ chức yến tiệc hoành tráng. Có khi còn rước người tế sống đi qua các nhà trong làng.
Mục đích của việc nghi lễ là cầu khấn nữ thần Đất đảm bảo cho họ một năm no đủ, sức khỏe dồi dào. Nhưng tại sao lại phải nhất định tế sống người theo cách tàn bạo như vậy thì mới có thể đạt được mục đích? Có học giả cho rằng vì họ tin vào sự sinh ra của cái mới ví dụ như mùa màng là được tạo ra trên cơ sở chết đi của vật khác. Nếu như không có tử thì không có sinh, cũng không có sự tái sinh. Nghĩa là chết đi và sinh sôi phát triển là hai mặt phải dựa vào nhau. Đây chính là động cơ căn bản của việc tế nữ thần thổ địa bằng người sống. Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn chỉ là một sự suy đoán của những người đang sống ở thời đại văn minh, nó đúng hay sai, có phù hợp với cách nghĩ của người cổ đại hay không, còn là điều chưa thể biết chắc được.
----------------------
Nguồn: Phạm Nhật tổng hợp/RadioMe
Thực hiện: Thu Hương/Nhóm sản xuất RadioMe
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...