5 bước giúp bạn tìm kiếm công việc hoàn hảo
Tìm kiếm công việc hoàn hảo là khi bạn có thể là chính mình và theo đuổi đến công nghề nghiệp đó. Emdep sẽ bật mí cho bạn 5 bước cơ bản để đi đúng hướng nhé.
Chúng ta đa số đều có công việc của mình nhưng rất ít người cảm thấy thật sự vui vẻ và hài lòng với những việc mình đang làm. Tìm kiếm công việc hoàn hảo không nên là một mục tiêu mà nên xem nó như khởi đầu để xây dựng sự nghiệp.
Có phải bạn không hiểu chính mình hoặc luôn sợ phải thay đổi? Đây chính là hai trong số những lý do khiến bạn bị hạn chế trong quá trình tìm việc phù hợp, một công việc mà bạn đủ kiên nhẫn theo đuổi nó với lòng hăng say và làm việc hiệu quả, tạo tiền đề để thành công.
Nếu bạn còn băn khoăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp thì có thể tham khảo 5 bước cơ bản sau đây, áp dụng nó một cách khéo léo và linh hoạt tùy theo hoàn cảnh, mong muốn của mình
Bước 1: Thấu hiểu chính mình
Bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống, đầu tiên bạn cần hiểu mình có ưu nhược điểm gì, mục tiêu cuộc đời ra sao và muốn làm một công việc thế nào. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng hiện tại đang ở mức độ nào để có thể ứng tuyển một vị trí phù hợp?
Nếu mục tiêu sự nghiệp khá cao, vậy thì bạn cần trau dồi tri thức, nâng cao chuyên môn và có thể học thêm một số lớp học bổ sung nếu lĩnh vực bạn tìm kiếm có yêu cầu. Khi chuyên môn và tầm nhìn của bạn cao hơn, cơ hội nhận được nghề nghiệp đúng mơ ước càng cao.
Bước 2: Dám thay đổi
Hầu như ai cũng có lý tưởng riêng trong sự nghiệp và cuộc sống. Tuy nhiên, đa số chúng ta lại thường làm việc khác đi so với mong đợi, dù biết rõ nó không phù hợp và không thể tiến xa hơn nhưng nhiều người chấp nhận bám trụ chỉ vì sợ thay đổi.
Hãy nhớ rằng, chuyên ngành bạn học không nhất thiết phải gắn liền với công việc của bạn. Nó có thể chỉ là một phần hỗ trợ trong quá trình tạo dựng sự nghiệp lâu dài, thậm chí bạn cần làm công việc khác hoàn toàn chuyên môn nếu đó là ước mơ và hợp với bạn.
Quan trọng là bạn dám thay đổi công việc đang kéo chân bạn ở hiện tại. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ vị trí mình tìm kiếm sắp tới để có sự chuẩn bị chu đáo, cả về kiến thức lẫn các kỹ năng kèm theo.
Bước 3: Không thỏa hiệp với chính mình
Tìm kiếm công việc hoàn hảo là thực hiện lý tưởng sự nghiệp của bạn nhưng không có nghĩa là bạn bị lệ thuộc vào cảm xúc hay những mơ mộng thiếu thực tế của mình. Hãy tạo một danh sách ghi ra điều bạn mong muốn và điều cần thiết cho cuộc sống.
Ví dụ bạn đặt sự nghiệp hay cuộc sống gia đình cao hơn? Bạn cần thu nhập ổn định hay muốn được tự do phát huy ý tưởng? Bạn muốn trở thành quản lý hay tự làm cho chính mình? Đôi khi, bạn cần lựa chọn điều cần thiết và phù hợp chứ không phải chỉ là “tôi thích”.
Bước 4: Sẵn sàng từ chối nếu môi trường làm việc không giúp bạn tiến xa hơn
Ngay cả khi bạn cảm thấy vị trí nghề nghiệp trước mắt đáp ứng được một số mong đợi của mình, nhưng nếu suy xét ở tương lai xa mà nó không thể giúp bạn thăng tiến, vậy thì nên cân nhắc từ chối tiếp nhận hoặc tìm việc khác thay thế nếu bạn đã làm một thời gian.
Ngoài cơ hội phát triển, bạn cũng nên cân nhắc đến một số vấn đề then chốt khác như công việc đó có giúp bạn phát huy được khả năng hay không? Bạn có nhận được hỗ trợ nào trong chuyên môn? Môi trường làm việc có tích cực?
Bước 5: Hãy luôn kiên nhẫn
Dù hiện tại bạn mới bắt đầu tìm việc hay đang chán nản với vị trí hiện tại thì cũng đừng vội vàng. Thành công không thể đến một sớm một chiều, nó cần thời gian đánh giá và lựa chọn, cũng cần quá trình trải nghiệm thăng trầm để bạn hiểu mình và biết nên làm gì hơn.
Nếu cảm thấy hiện tại chưa đủ khả năng để thực hiện mục tiêu lớn, hãy bắt đầu từ mục tiêu nhỏ như học thêm ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn, trau dồi bản lĩnh từ nội tâm lẫn cách ứng xử trong xã hội… Những điều này cần nhẫn nại rèn luyện để phát huy ở vị trí mới.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để tìm kiếm công việc hoàn hảo, thúc đẩy sự phát triển của bạn trong tương lai xa hơn.
https://emdep.vn/bi-quyet-song/5-buoc-giup-ban-tim-kiem-cong-viec-hoan-hao-2024042119405556.htm
Theo Emdep
Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần ngộ ra 2 chữ này
Khi bạn chứng kiến sự vô thường của cuộc đời, tự nhiên học được cách nghĩ thoáng và dung dị.
Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan
Nhà triết học lỗi lạc người Hy Lạp Pythagoras từng có câu nói nổi tiếng rằng: "Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói".
Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời này, bởi vậy ai cũng cần học cách ở một mình
Sống một mình mà không cảm thấy cô đơn là điều mà ai cũng cần phải học.
Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?
Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc?
Bạn đã thật sự yêu hay chỉ muốn tận hưởng cảm giác được ai đó theo đuổi?
Khi cô đơn người ta thường dễ dàng sa vào một mối quan hệ, chỉ để thỏa mãn cảm giác có ai đó yêu mình.
Bạn sẽ chẳng học được gì nếu không vượt qua giới hạn của bản thân
Bạn đã bao giờ bị rối tung trong các dòng suy nghĩ của bản thân rằng mình không thể? Và luôn một mực từ chối các cơ hội mới vì nghi ngờ khả năng của chính bản thân mình?
Đời người có 3 việc càng làm thật chậm rãi, càng mang về phước lành
Tốc độ phát triển của cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người luôn muốn cố gắng làm mọi thứ thật nhanh hơn. Nhưng vẫn có những thứ chúng ta cần làm thật chậm.
Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’
Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.
Nghe Nhiều Nhất
- Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở...
- Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn...
- Gia đình sa sút đôi khi bởi người trong nhà...
- Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời...
- Vì sao một số đàn ông coi nhẹ gia đình,...
- 4 đặc điểm độc đáo khiến phụ nữ trung niên...
- Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần...
- 7 phẩm chất tuyệt vời của bạn trai lý tưởng,...
- 4 phúc khí lớn nhất trong đời: Nhiều người đang...