Bố mẹ nên mừng khi con thích đập phá đồ chơi
Nếu nghe những lý giải khoa học sau đây, các bậc phụ huynh sẽ hiểu việc trẻ con thích đập phá đồ chơi là hoàn toàn hợp lý và logic, chứ không phải do trẻ hư, nghịch ngợm đâu.
Câu hỏi này chắc chắn sẽ nghe quen tai với hầu hết các bậc phụ huynh: "Em ơi con nhà chị nó không biết quý trọng đồ chơi, cứ mua về là được 2 ngày là bánh đi đằng bánh, ô tô đi đằng ô tô. Con trai thì thế, con gái cũng chẳng kém, búp bê chơi được 1 tuần là tháo hết cả quần áo, cắt tóc ngắn nữa. Mua cũng kha khá tiền chứ chẳng rẻ gì, làm sao cho con đừng phá đồ chơi bây giờ?"
Thế nhưng nếu nghe những lý giải khoa học sau đây, các bậc phụ huynh sẽ hiểu việc trẻ con thích đập phá đồ chơi là hoàn toàn hợp lý và logic, chứ không phải do trẻ hư, nghịch ngợm đâu.
Trẻ đập phá đồ chơi để thỏa mãn nhu cầu tìm tòi và nghiên cứu
Trẻ nhỏ trong độ tuổi 0-6 tuổi thích tìm tòi và nghiên cứu để hiểu về thế giới xung quanh mình, đặc biệt trẻ 0-3 có hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật để tìm hiểu về đặc điểm, chức năng, cách sử dụng của đồ vật đó trong thế giới thực mà bố mẹ và chính các con đang sống.
Vì thế nên ngoài việc con yêu thích và đòi được làm bắt chước những thứ bố mẹ thường dùng hằng ngày để học theo, thì các con ở độ tuổi đang khám phá mọi thứ (0-3 tuổi) sẽ có xu hướng thích tháo lắp, bẻ nhỏ, bóc tách...mọi thứ. Kỹ năng này đến sau khi con đã lĩnh hội được các kỹ năng: Cầm nắm bằng cả bàn tay, nhặt, thả, ném. Đây là một kỹ năng mới mà các con lĩnh hội được, vì con không có đồ chơi có chức năng tháo lắp, bẻ nhỏ rồi ráp lại, bóc tách như ý mình, nên con muốn thử nghiệm trên những thứ khác mà chúng thuộc về con để tìm hiểu điều này.
Nếu muốn hạn chế việc con đập vỡ ô tô ra để xem bên trong chỗ ghế ngồi của tài xế có người tí xíu ngồi đó không chẳng hạn, hãy tìm cách "tự chế" cho con vài món đồ chơi nhỏ có thể tháo rời ra và lắp lại được mà không hỏng (đồ chơi xếp, ghép hình bằng gỗ, giấy, nhựa, xốp....) để con vẫn được rèn kỹ năng mới, và lại không làm hỏng đồ mà bố mẹ "hơi tiếc".
Vậy nên chọn loại đồ chơi như nào cho con?
Vì thế nên, không khuyến khích bố mẹ mua nhiều đồ chơi sẵn nhiều, vì nó tốn kém, và ít có thể sáng tạo trong cách chơi như ô tô, búp bê, tàu hoả. Những thứ đó con chỉ cần có vài cái là được. Nên dành số tiền định đầu tư cho những thứ nhìn vui mắt lúc đầu, chán ngay trong 1 nốt nhạc đó, để mua/tự chế những loại đồ chơi khác làm bằng chất liệu an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn, và có khả năng sáng tạo được nhiều cách chơi hơn.
Bố mẹ cũng nên nhớ, các loại kỹ năng thô đến tinh của đôi bàn tay nếu được rèn thành thục sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển cân bằng, đồng đều 2 bán cầu não. Não người bình thường tới khi chết mới sử dụng chưa tới 10% thôi, nên mẹ nào có con thích cầm thìa tay trái, cứ để con làm, đừng sửa tội con, thuận 2 tay càng tốt chứ sao.
-----------------------------------------------------------------
Tác giả: Phạm Thiên Trang - VNM - PL.XH
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...