Bố ơi! con về...
Tôi chạy ào xuống thung lũng và gọi: Bố! Bố ơi con về… Hai bên đường hoa dại lấm tấm nhòa vào đêm và như một vệt nắng lóe lên phía bờ ao khi bố mỉm cười…
……
Thung Mây rừng vắng năm 1999. Ngoài trời, những giọt mưa xuyên vào đêm thật nhẹ, thỉnh thoảng mới nghe thấy mưa lách tách rơi. Chỉ có tiếng gió là rõ ràng. Tôi nằm cuộn tròn trong tấm chăn bông thô ráp. Đêm đã khuya mà giấc ngủ vẫn xa vời, trong đầu tôi tưởng tượng ra biết bao nhiêu thứ bên ngoài túp lều tranh, nơi bố đã chọn để làm ăn thì ít, mà để lánh mặt làng xóm thì nhiều.
Tôi thấy gió thật lắm lời, cứ nói cười và reo hò mãi. Còn đêm thì lạnh lùng. Có lẽ đêm cũng đang giận hờn ông trời như tôi giờ này đang giận bố. Bố đã bỏ tôi ngủ một mình để đi săn. Ngoài kia những con nhái nghẹn nước kêu ran, thỉnh thoảng một tiếng chim lợn kêu xé ngang trời. Tôi cố gắng để không nghe thứ âm thanh ấy.
Tôi tìm mọi cách: hát, ngủ. Nhưng không thể, nên tôi tìm đếm từng giọt mưa, nhưng mưa cũng thật lặng thầm, mưa như cái thở dài, rồi mặc gió vứt đi nhẹ bẫng.
Mấy ngày mưa hoài, bố bảo đó là mưa phùn, tôi hỏi bố mưa phùn là mưa gì? Bố bảo mưa phùn là mưa xuân. Tôi lại hỏi: “Thế mưa xuân là mưa gì hả bố?”. Bố trả lời ngập ngừng: “Thì mưa xuân là mưa phùn, mưa phùn là mưa xuân”. Tôi thấy thật mơ hồ. Và thế là tôi đi tìm riêng cho mình một định nghĩa.
Mưa phùn là tiếng thở dài, là nỗi khóc thầm của đêm, vì tối đến ông trời không mang đêm về mà để mình đêm buồn bã chốn nhân gian. Mưa phùn rơi thật nhẹ vì sợ đánh thức những cành mơ trong cơn mê ngủ. Mưa phùn là để điểm tô cho mái tóc mẹ tôi những hạt ngọc trai li ti trong suốt.
Hồi đó, bố bảo mái tranh kia là mái tóc của mẹ, mẹ đã hóa thành túp lều tranh để che chở cho bố con tôi. Thỉnh thoảng có đàn bướm đậu trên mái lá, tôi gọi bố và bảo: “Mẹ đẹp thật bố nhỉ”? Bố chỉ ừ rồi nhìn đi đâu xa lắc.
Mùa xuân, đất Thung Mây dầm dề nước, cỏ ngọ nguậy chồi non trên khắp các triền đồi. Năm 2004 tôi mười hai tuổi. Trong suy nghĩ tôi, mái lá kia không còn là mẹ. Tôi hoang mang hiểu mẹ đã không còn ở lại với bố con tôi từ lâu lắm rồi. Từ lần bố dỡ mái cũ và thay bằng mái khác. Tôi không nhắc đến mẹ nữa. Vì tôi sợ bố lặng im mà thở dài, sợ cái nhìn buồn vời vợi của bố vào xa xôi.
Mưa nhiều, bố cắt chiếc mo cau chêm vào chỗ dột. Bố nói: “Vô học là nghèo vậy đấy”. Và bố đã bắt tôi đi học. Tôi không chịu, bố đánh. Tôi thích bắn chim, bẫy chuột hơn học chữ. Tối theo bố đi săn, tôi và bố bắn gà rừng, có khi bố bắn được cầy… Ăn không hết, bố mang xuống chợ bán.
Đó là công việc mà bấy lâu nay bố làm để nuôi tôi. Thời gian qua tôi nhận ra, bố luôn bên tôi dù trong đêm vắng tôi phải ngủ một mình. Bố bảo mái tranh là mẹ để cho tôi không sợ khi ở nhà.
Xuân tràn nhựa sống, buổi mai thức dậy, tôi nhìn những tia nắng chảy dài trên thảm cỏ, rót vàng xuống hai luống cải trong thung lũng. Năm 2008, bố bán cặp trâu và lứa cá, rồi dựng một ngôi nhà sàn bằng gỗ. Hai bố con không còn phải ở nhà dột.
Chỉ có điều bố vẫn đi săn, đôi mắt bố vẫn xa xôi buồn. Tôi tính hết lớp 12 sẽ chẳng thi gì, mà ở nhà chăn trâu, tôi nói với bố, bố không chịu, bảo: “mày không lo, tao nuôi được, không học thì không thành người, rồi bị người ta khinh”. Tôi không nghe, nên bố đánh, cả hai bố con khóc.
Mưa vỗ vào cánh cửa sổ phòng trọ. Tiếng mưa rơi làm tôi nhớ bố, mũi tôi đặc lại, hai vầng thái dương ướt nhèm. Không biết ở nhà có mưa không? Hôm qua gọi điện về, bố bảo: “Gà rừng chiều lại gáy, bao giờ được nghỉ về đi bắn với bố cò nhé”.
Từ ngày tôi đi học xa, bố về làng nhiều hơn. Trong đồi không có sóng điện thoại, bố phải gọi nhờ người bà con ngoài làng. Tôi thương bố phải đi lại vất vả. Nhưng tôi mong bố về làng nhiều hơn cho bớt buồn.
Hôm nay, chuyến xe 2 giờ chiều bắt vội. Không báo trước, tôi về Thung Mây, về với vùng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, xuống xe ở trung tâm xã, đi bộ ba cây số mới về đến nhà. Vừa đến thung tôi bật khóc khi nhìn dáng bố đang vác cỏ cho cá, bố mặc chiếc áo bành tô bạc phếch, bố gầy đi nhiều.
Tôi chạy ào xuống thung lũng và gọi: Bố… Bố ơi con về… Hai bên đường hoa dại lấm tấm nhòa vào đêm và như một vệt nắng lóe lên phía bờ ao khi bố mỉm cười…
----------
Tác giả: Bùi Dương/radiome.vn
Thực hiện: Hoàng Dương, Babum và nhóm sản xuất RadioMe
Những bài viết, chia sẻ của bạn, hãy gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ: camxuc@i-com.vn nhé.
Gia đình là một bến cảng êm đềm, nơi tồn tại của sự an tâm
Một gia đình hạnh phúc là gia đình không có thù hằn, không luận phân thắng bại, ở đó, người trong nhà không phải đề phòng nhau…
Vì sao phụ nữ thông thái không tiếc tiền đầu tư vào bản thân?
Muốn đẹp và thành công hơn trong cuộc sống, phụ nữ hiện đại đừng tiếc tiền đầu tư vào bản thân.
Ngoài kia thế giới bao la rộng lớn, tại sao lại lựa chọn đàn ông đã có gia đình để yêu?
Nhiều người thứ ba than khổ vì yêu đàn ông đã có vợ, họ phải chịu đựng quá nhiều những lời gièm pha, thiệt thòi. Nhưng thực chất thì đây là sự lựa chọn của chính họ.
Phụ nữ làm được 4 điều này, sớm muộn gì cũng sẽ có được tấm chân tình của người trong mộng
Việc có được tấm chân tình của người đàn ông thực ra không khó khăn như nhiều chị em tưởng.
Khủng hoảng tuổi 30, ai mà chả có!
Bạn đã bước vào tuổi 30? Bạn có những khủng hoảng nào?
Tết này ai rao bán nụ cười
Tết này, dù bằng cách nào đi nữa, con cũng sẽ về bên Mẹ... Con cần nhiều hơn một nụ cười, mua về tặng mẹ...
Con không lấy chồng mẹ nhé!
Con yêu gia đình mình. Con còn muốn cùng bạn bè tận hưởng những năm tháng thanh xuân tươi đẹp mà chẳng khóc lóc đến chết đi sống lại vì những người không yêu con.
Phụ nữ đáng sợ nhất là khi họ thản nhiên, bất cần
Có người nói với tôi, điều họ sợ nhất ở người phụ nữ chính là nước mắt nhưng tôi lại nghĩ khác, phụ nữ đáng sợ nhất là khi họ thản nhiên, bất cần.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...