Bữa ăn yêu thương - Phần 2
Chuyện “Ăn” tưởng dễ mà không hề đơn giản. Bản thân mình làm mẹ, cũng phải học ăn mỗi ngày. Và có con là bạn đồng hành trên hành trình yêu thương này, thì còn gì bằng. Hãy cứ nghĩ như vậy, để mọi âu...
Với mình, trao gửi yêu thương trong từng bữa ăn cho con là một niềm hạnh phúc. Mình muốn con hiểu, hơn cả việc ăn và uống, cắn và nhai, mỗi bữa ăn là một lần để con trân quý và cảm tạ đất trời. Cũng là dịp để mình gửi gắm cho con nhiều thông điệp.
Mời các bạn lắng nghe Phần I của bài viết Bữa ăn yêu thương của mẹ Bún Đậu tại đây
(...)
4. Trò chơi về thức ăn.
Khi con bắt đầu nhận thức khá, khoảng 2 tuổi trở lên, mình bắt đầu mang đến bữa ăn của con những trò chơi về thức ăn. Và mình sẽ nói về thức ăn trong bữa cơm. Chủ đề thì vô vàn. Mình muốn con học về thế giới xung quanh qua các món ăn. Ban đầu thì mình độc diễn: kiểu như con ăn cà rốt có nhiều vitamin A sẽ sáng mắt và thông minh như thỏ, ăn nhiều rong biển sẽ có cơ thể dẻo dai như cá…Sau dần khi con 3 tuổi, lợi dụng năng lực ngôn ngữ nở rộ của giai đoạn này cộng với bản tính tò mò của trẻ nhỏ, mình không nói tên món ăn trước nữa mà để con đoán. Nếu con đoán sai thì sẽ mời con ăn tiếp cho đến khi nào đoán đúng mới thôi – trò này mình thường áp dụng với những loại thực phẩm con không thích ăn. Trò chơi này diễn ra theo nhiều kịch bản lắm. Có lúc con mải mê ăn luôn không thèm đoán nữa, có lúc đoán mãi không ra thì chủ động xin không chơi nữa. Tuỳ tình hình cụ thể, mình sẽ đưa ra một vài gợi ý để con tiếp tục chơi.
Chúng mình cũng có thể học toán bằng trò chơi đếm số món ăn trên bàn; đố con xem đâu là củ, đâu là quả, đâu là rau gia vị. Mình cũng kể cho con về nguồn gốc thức ăn xem ai đó đã tặng mình thực phẩm này, hay mình đã mua những thứ kia từ đâu. Đôi khi mình không thể dụ dỗ con tham gia trò chơi được. Khi ấy mình đành dùng giải pháp mang tính cầu khiến hơn. Mình nói là "Mẹ muốn con ăn thử món này, chỉ 1 lần duy nhất thôi. Nếu sau miếng đầu tiên mà con thấy không ngon thì con có thể dừng lại không ăn nữa." Mình tin việc thuyết phục con thử món ăn lạ hay món con vốn không thích là một cách để giúp con thích nghi với văn hoá đa dạng. Nó sẽ giúp con dễ dàng hoà nhập trong tương lai. Bữa ăn vì thế mà vui vẻ. Chắc không kém những bữa ăn trưa rôm rả ở ngôi trường Tomoe của cô bé Totto-chan đâu.
5. Tôn trọng đồng hồ sinh học của con.
Ngoài ra, có một điều mà mình cực kỳ lưu ý khi cho con dùng bữa, đó là phải tôn trọng đồng hồ sinh học của con.
Hôm nay con mệt, con buồn ngủ - có thể chủ động mời con dừng bữa ăn lại và lên phòng nghỉ ngơi. Hôm khác con đầy hơi, đau bụng - mẹ cũng không ép buộc. Có lẽ vì thế mà khi khoẻ lại, ở trạng thái tốt hơn, con mình luôn chủ động ăn trả bữa.
Mình cũng không để bữa ăn kéo dài quá lâu. Khi con lớn sang tuổi thứ 4 và bắt đầu học cách xem đồng hồ, mình có quy định thời gian con ngồi trên bàn ăn. Thường là 30-40 phút cho cả món tráng miệng.
Sắp xếp thời gian ăn hợp lý trong ngày và hạn chế ăn vặt cũng là chìa khoá giúp con ăn ngon miệng hơn. Lỡ có hôm nào đó đi chơi bên ngoài mà chưa có kế hoạch ăn uống trước, bị lỡ bữa hoặc lịch ăn quá dày, mình thấy con ăn kém ngon và thiếu tập trung. Mình coi đi ăn nhà hàng hay quán ăn bên ngoài như là một chất xúc tác để con thêm yêu mến bữa cơm gia đình. Khi ra ngoài ăn, chắc chắn là mình không thể kiếm soát được gia vị nêm nếm và nguồn gốc thức ăn rồi. Yêu thương mẹ đã gửi vào từng cọng hành, miếng cơm khó có thể tìm kiếm ở những món ăn hàng quán. Như một thứ gì đó thiêng liêng, tạo gắn kết.
Bạn thấy đấy, chuyện “Ăn” không hề đơn giản. Bản thân mình làm mẹ, cũng phải học ăn mỗi ngày. Và có con là bạn đồng hành trên hành trình yêu thương này, thì còn gì bằng. Hãy cứ nghĩ như vậy, để mọi âu lo qua nhanh.
------------------------------------------------------
Tác giả: Mẹ Bún Đậu - RadioMe.vn
Thực hiện: Thanh Mai, Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...