'Đã cho nó uống kháng sinh chưa' và 'cơn ác mộng' kháng kháng sinh của bố mẹ Việt

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Minh Trang
02-03-2017
  0   1164

 

Thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Rõ ràng, ngay từ khi ra đời, kháng sinh được coi là phương thuốc “kỳ diệu” giúp chữa khỏi hàng loạt các loại bệnh mà loài người mắc phải.

 

Thế nhưng việc lạm dụng quá mức kháng sinh, dùng kháng sinh cho tất cả các loại bệnh dẫn đến một cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ấy mang tên: kháng kháng sinh, khi càng ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn trở nên kháng thuốc.

 

Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Chúng không những tồn tại mà còn sinh sản ra những thế hệ vi khuẩn mới, cũng có đặc tính kháng thuốc và hóa chất điều trị nhiễm trùng. Một chủng vi khuẩn có thể phát triển đế chống lại từ một cho đến hàng chục loại thuốc kháng sinh khác nhau. Khi đó, bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể điều trị. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ, hoặc thậm chí tử vong vì kháng kháng sinh.

 

Và thế là, kháng sinh thay vì được nhắc đến như loại thần dược trị bệnh, thì ngày nay từ “thần dược” đó đã được cho vào hai dấu ngoặc kép, gây ám ảnh và hoang mang với bất cứ ông bố bà mẹ nào.

 

“Đã cho nó uống kháng sinh chưa?”

 

 

Trong vô vàn nỗi khổ của bố mẹ Việt, thì có một nỗi khổ không ai thấu, chẳng hai hiểu đó là luôn bị người khác “tư vấn” cách phải chăm con như thế nào, phải dạy con ra sao. Con bạn cứ thử ốm, thử ho mà xem, ngay lập tức ông bà, hàng xóm và cả những người không quen biết sẽ “hồn nhiên” cung cấp hàng tá lời khuyên, nghe có vẻ khoa học và đúng đắn lắm, nhưng thực sự là bản thân họ cũng chưa chắc về những điều họ nói.

 

Những câu nói kiểu như “đã cho con uống kháng sinh chưa”, “không uống kháng sinh sao khỏi được” hay “để con ho mãi thế, cho nó uống kháng sinh đi” quen thuộc đến mức ai cũng thuộc làu làu. Ông bà thấy cháu sổ mũi, ho, thậm chí sốt – một phản ứng tự nhiên của cơ thể cũng sốt ruột, đứng ngồi không yên và thúc bố mẹ mau mau cho con uống kháng sinh. Bố mẹ nếu có chút kiến thức thì phản bác lại, không đồng tình với ý kiến của ông bà, thì sẽ nhận ngay được lời đáp trả “ngày xưa ông bà nuôi chúng bay cũng cho uống kháng sinh mà có làm sao đâu”.

 

Như thế vẫn còn là nhẹ, chưa áp lực lắm. Có cô con dâu kể, vì không cho con uống kháng sinh ngay mà bố mẹ chồng “tổng sỉ vả” cho một trận. “Đúng là không biết chăm con”, “đã không biết mà còn ương bướng”, “mẹ gì mà vô cảm, không thương con, con ho ốm mãi thế không xót xa à?”.

 

Mà cũng không dễ dàng gì để giải thích, thuyết phục ông bà về chuyện cân nhắc cho trẻ dùng kháng sinh. Phận làm con đâu dám cãi bố mẹ. Hơn nữa ở Việt Nam, bất cứ bằng chứng khoa học nào, dù thuyết phục đến mấy cũng không dám và không thể đứng ngang hàng với kinh nghiệm chăm con từ thời xa xưa của các cụ.

 

 

Cũng có nhiều trường hợp, bố mẹ thiếu kiến thức, chính bố mẹ cũng không biết loại thuốc đang dùng cho con là kháng sinh. Cứ đi ra hiệu thuốc, mô tả con bị triệu chứng như này, và thế là người bán thuốc bán cho thuốc trị ho, trị sổ mũi, trị sốt. Thế nên kiến thức rất quan trọng, bố mẹ nên chịu khó tìm hiểu, đọc thành phần thuốc để biết đó có phải là thuốc kháng sinh hay không.

 

Người Việt coi kháng sinh là loại thuốc chữa bách bệnh mà không biết rằng kháng sinh chỉ có thể diệt được vi khuẩn, không diệt được virus hay siêu vi. Cảm cúm là một ví dụ điển hình. Đây là chứng bệnh do virus cúm gây ra (có nhiều chủng cúm khác nhau). Các triệu chứng đi kèm cảm cúm có thể là sốt, đau rát họng, ngạt mũi, chảy nước mũi. Trường hợp này nếu dùng thuốc kháng sinh thì không những không giúp bệnh thuyên giảm mà còn gia tăng tình trạng kháng thuốc.

 

Ngoài cảm cúm, ho và sốt ở trẻ nhỏ cũng dễ bị dùng kháng sinh vô tội vạ và bừa bãi. Ho và sốt có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu chẩn đoán đúng nguyên nhân là do vi khuẩn, thì dùng kháng sinh mới có tác dụng, còn nếu là do virus gây nên, thì thuốc kháng sinh lại lợi ít hại nhiều.

 

“Thuốc nào uống vào khỏi nhanh mới là thuốc tốt”

 

 

Không chỉ đặt quá nhiều niềm tin vào kháng sinh, người Việt còn mắc một bệnh nữa đó là mặc định “thuốc nào khỏi nhanh mới là thuốc tốt” và “bác sĩ nào kê đơn thuốc uống nhanh khỏi mới là bác sĩ giỏi”. Uống một liều mà thấy con đỡ ngay là lần sau nhất định phải tìm đến đúng bác sĩ đã kê đơn thuốc đó vì “bác sĩ như thế mới là bác sĩ chứ”. Đi qua phòng khám riêng của những bác sĩ nhi kiểu này, thể nào cũng bắt gặp cảnh phụ huynh ra vào tấp nập, xếp hàng chờ đến lượt khám, ở xa cũng cố cho con đến đây để bác sĩ kê cho “thần dược” mau khỏi bệnh.

 

Tất nhiên kháng sinh liều cao mới nhanh khỏi, kê liều cao thì lần sau mới quay lại khám bác sĩ, chỉ bởi khám ở những chỗ khác cho thuốc liều thấp không khỏi nổi. Thế nên suy ra, bác sĩ giỏi nhất là bác sĩ…kê thuốc kháng sinh liều cao.

 

Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước “cơn ác mộng” kháng kháng sinh

 

 

Trước “cơn ác mộng” kháng kháng sinh, để bảo vệ con em mình, trước hết phụ huynh cần bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. Để làm được điều này, thì phải hiểu về kháng sinh và cơ chế hoạt động của nó. “Kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng với virus” – đây là câu “thần chú” cần được ghi nhớ mãi mãi, nếu không muốn con em mình là nạn nhân của kháng kháng sinh. Ngoài ra cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:

 

- Không tự ý phán bệnh cho con, không tự ý mua thuốc kháng sinh cho con dùng.

 

- Cùng một bệnh, nhưng không được sử dụng đơn thuốc của trẻ khác cho con mình.

 

- Hỏi cặn kẽ bác sĩ về đơn thuốc kháng sinh cho con. Không bao giờ dùng đơn thuốc được kê bởi bác sĩ chỉ chẩn đoán bệnh qua hỏi tình trạng bệnh, không qua các xét nghiệm.

 

- Nếu có dùng kháng sinh cho con, cần tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng và thời gian dùng. Không tự ý tăng/ giảm liều và rút ngắn/ tăng thời gian dùng kháng sinh cho con.

 

- Không dùng lại thuốc kháng sinh đã mua từ đợt trước cho con. Nên mua thuốc mới.

 

- Cho con khám ở bệnh viện, phòng khám uy tín.

 

 

--------------------------------------------

Tác giả: Minh Trang - VNM - PL.XH

Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

 

Nếu bạn có bất kỳ bài viết, tâm sự nào muốn chia sẻ, vui lòng gửi email về địa chỉ camxuc@i-com.vn

 

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thu Hà

Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'

Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.

Giọng đọc: Hoàng Dương

"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày

Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Rùa và thỏ: chuyện chưa kể

Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Hàn Vân

Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!

Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Ấu thơ là một món quà

Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Sưu tầm

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Bảo Anh

Làm mẹ rồi, thì sao?

Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?

Giọng đọc: Thu Trang

"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"

Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.

Giọng đọc: Yo Le

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - Họ là ai?

Cùng vén màn bí mật đằng sau những nhân vật có thật trong bộ bài và thử tài với câu đố khiến bạn ngã ngửa vì bất ngờ.

Youtube

Facebook Fanpage

1