Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 28/10: Những khó khăn trong điều trị suy thận

Tác giả : JoyFM
28-10-2016
  0   444

 

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thận mạn tính?

 

Bệnh thận mạn tính liên quan nhiều đến tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, gút, đái tháo đường và các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Theo Hội Thận học Hoa Kỳ, suy thận mạn tính được xác định khi có sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận trên 3 tháng, cụ thể có protein trong nước tiểu, tăng creatinin máu, mức lọc cầu thận giảm, mô học thận thay đổi. Trong cơ thể người, tạng thận có vai trò quan trọng như điều chỉnh nội môi, bài tiết chất cặn bã sinh ra trong quá trình chuyển hóa, điều chỉnh kiềm toan và điều hòa điện giải, tham gia tạo máu, điều hòa chuyển hóa canxi, điều hòa huyết áp…

 

Khi thận bị suy, các chức năng hoạt động giảm, dần dần dẫn đến mất chức năng khiến bệnh nhân tử vong do nhiễm toan, tăng kali máu, suy tim, phù phổi, tai biến mạch máu não. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 12 triệu người tử vong vì biến chứng tim mạch liên quan đến suy thận mạn tính. Các biện pháp điều trị suy thận phổ biến và hiệu quả hiện nay đang được thực hiện là lọc máu chu kỳ và ghép thận. Tuy nhiên đối với mỗi phương pháp đều vấp phải những khó khăn riêng.

 

 

Hiện nay số bệnh nhân suy thận mạn tính ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng tăng, do đó số lượng bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải được điều trị lọc máu (chạy thận nhân tạo) cũng tăng theo. Nhiều trung tâm thận nhân tạo ra đời cùng với kỹ thuật lọc máu không ngừng được hoàn thiện, đã làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tính được lọc máu chu kỳ cải thiện đáng kể. Đại đa số bệnh nhân phát hiện suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ do tình cờ đi khám và xét nghiệm máu thấy: u rê máu, creatinin máu tăng cao, thiếu máu.

 

Nhiều bệnh nhân suy sụp về tinh thần khi được bác sĩ cho biết kết quả chẩn đoán suy thận độ III - độ IV phải lọc máu (chạy thận nhân tạo chu kỳ). Có những bệnh nhân quá sợ hãi đã bỏ về, rồi sau đó bệnh diễn biến nặng mới quay trở lại để lọc máu nên chức năng thận càng suy giảm. Đa số bệnh nhân lần đầu tiên lọc máu đều rất lo âu, vì cuộc sống sẽ gắn liền với máy thận nhân tạo. Nói đúng hơn, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cũng có thể sống kéo dài trong nhiều năm và hoàn toàn phụ thuộc vào chạy thận nhân tạo, nhưng bệnh nhân sống trong trạng thái ốm yếu, bất lực, nỗi bất hạnh luôn ám ảnh họ với hàng loạt bệnh lý nội khoa khó lường như: suy tim, tai biến mạch máu não, viêm gan, phù phổi cấp, xuất huyết tiêu hóa…

 

 

Sự thành công của ghép thận đã mở ra viễn cảnh mới cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối; Ghép thận đã trả lại cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cuộc sống tốt đẹp cả về thể lực lẫn trí tuệ, có cuộc sống như người bình thường, lấy vợ, lấy chồng và sinh con cái. Tuy nhiên, ở Việt Nam khi số bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối được ghép thận quá ít vì: người cho thận chủ yếu là người trong gia đình. Mặc dù Luật hiến tạng đã ra đời, nhưng người tình nguyện cho tạng từ người mất não, hoặc tử vong do tai nạn giao thông mới đếm trên đầu ngón tay. Thiết nghĩ, nếu những người rủi ro chết do tai nạn giao thông mà hiến thận thì cứu được bao nhiêu người đang mong được ghép thận. Hy vọng trong tương lai, việc hiến mô, tạng sẽ đi vào lòng người Việt Nam như đạo Phật đã dạy “Cứu một người phúc đẳng hà sa”. Khi người mất đi mà hiến tạng cho người khác thì người thân vẫn thấy và cảm nhận một phần cơ thể của người mất đang tồn tại “cuộc sống trở lại sau cái chết”. Để làm được điều đó, ngoài những nỗ lực lớn lao của các thầy thuốc, giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng sẽ không thể thiếu được những nghĩa cử cao đẹp và sự thấu hiểu của cộng đồng.

 

Tóm lại, bệnh thận mạn tính có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị triệt để khi bị viêm cầu thận, sỏi đường tiết niệu, tránh béo phì, thừa cân; kiểm soát tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, chế độ ăn ít muối, không lạm dụng bia rượu, không hút thuốc lá.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 25/11: Viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ

Trong quá trình chăm nuôi con nhỏ không ít các bà mẹ gặp phải bệnh viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em và không biết nên chữa trị bệnh cho trẻ như thế nào là an toàn không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 23/11: Nguy hiểm khi mắc sán dây lợn

Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, sán dây lợn có thể dài từ 2 đến 3 mét, đặc biệt biến chứng nghiêm trọng dẫn đến mù mắt.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS. Hoàng Thị Dinh

Tuổi teen và các quan niệm sai lầm về tình dục

Nhận thức về tình dục, về vấn đề mang thai ở tuổi mới lớn luôn là điều không dễ.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng 18/11: Phòng Và Điều Trị Sốt Phát Ban Ở Trẻ Nhỏ

Sốt phát ban (SPB) là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng 16/11: Điều Trị Ốm Vặt Lúc Giao Mùa

Thời điểm giao mùa chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ốm vặt ở trẻ nhỏ khiến các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên. Làm thế nào để điều trị và dự phòng những bệnh hắt hơi, xổ mũi, viêm đường hô hấp ở trẻ trong thời điểm...

Tác giả: Theo joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 09/11: Suy Dinh Dưỡng Bào Thai

Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất, trẻ đẻ ra đủ tháng (270-280 ngày) nhưng cân nặng lúc đẻ thấp dưới 2500g.

Tác giả: Theo joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 11/11: Bảo Vệ Gan Thận Trong Đái Tháo Đường

Với bệnh nhân đái tháo đường, chăm sóc thận là điều quan trọng vì thận đảm đương công việc rất quan trọng là lọc máu và đưa các chất thải ra ngoài.

Tác giả: Theo joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 04/11: Men vi sinh giúp trẻ biếng ăn

Lựa chọn men vi sinh là giải pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, nhưng làm thế nào chọn được men vi sinh tốt mới mang lại hiệu quả hoàn hảo nhất?

Youtube

Facebook Fanpage

1