Hãy bảo vệ con bằng lý trí và sự thông minh

Thể hiện : Thanh Mai
Tác giả : Tzang
18-11-2016
  0   1290

 

Chúng ta đều biết, dù luôn thương yêu và quan tâm đến con mình nhưng chúng ta cũng không thể ở bên cạnh bé 24/24 được. Vì vậy để ngăn lại những tai nạn nguy hiểm, những cạm bẫy rình rập trong cuộc sống hàng ngày của các con, chúng ta cần phải thay đổi, hãy yêu thương và quan tâm con mình bằng tri thức và sự thông minh của chính mình.

 

Hãy hướng dẫn bé những kỹ năng sinh tồn quan trọng trong cuộc sống ngay từ lúc bé có thể nói và hiểu bạn đang nói gì. Trong bài viết tôi xin đề cập đến một vài kỹ năng cơ bản nhất giúp các bé thoát khỏi những tai nạn nguy hiểm:

 

1. Tránh thoát khỏi đám cháy:

 

trẻ mặc đồ lính cứu hỏa

 

Nếu các con bạn đang chơi trong phòng một mình và bên ngoài xảy ra đám cháy hãy hướng dẫn bé:

 

- Bình tĩnh: Vì chỉ bình tĩnh bé mới có thể nhớ được những bước thoát hiểm tiếp theo.

 

- Gọi cứu hỏa và cầu cứu: Hãy giúp bé nhớ kỹ số điện thoại 114 để có thể gọi cho đội cứu hỏa. Đồng thời hét to để người xung quanh biết được nguy hiểm.

 

- Kiểm tra đường thoát hiểm: Hướng dẫn bé dùng mu bàn tay để kiểm tra trên nắm đấm cửa, nếu thấy nóng đừng mở vì mặt kia của cánh cửa đang cháy. Lưu ý hãy dùng mu bàn tay chứ không phải lòng bàn tay.

 

- Lấy khăn ướt choàng lên người và dùng để bịt mũi, miệng: Hướng dẫn bé cách làm ướt khăn tắm, áo khoác rồi trùm lên người để giúp mình không bị bỏng trong thời gian chờ cứu hộ hoặc thoát hiểm.

 

- Bò trên sàn nhà nếu có khói: Không khí sạch hơn sẽ lắng lại ở dưới sàn nhà vì thế nên để mũi hít thở càng thấp càng tốt. Phần lớn những nạn nhân không chạy thoát khỏi đám cháy đều do nguyên nhân lớn nhất chính là bị ngộp thở do hít vào quá nhiều hơi nóng.

 

- Dập lửa trên cơ thể: Nếu chẳng may, quần áo bị bén lửa hãy hướng dẫn bé nằm xuống lăn vòng quanh, dùng nước hoặc trùm ngạt bằng các đồ vật như chăn, áo choàng... phủ lên trên ngọn lửa để cắt đứt nguồn ô-xy khiến lửa bị dập tắt.

 

2. Phòng tránh đuối nước:

 

bé tập bơi

 

Trò chơi yêu thích của hầu hết những đứa trẻ là được ngụp lặn vẫy vùng trong làn nước mát, nhưng nước có thể là bạn và cũng có thể là kẻ thù tước đi sinh mạng của rất nhiều trẻ nhỏ. Vì vậy hãy hướng dẫn trẻ những quy tắc và phương pháp tự bảo vệ mình và các bạn xung quanh sớm nhất khi có thể:

 

- Tuyệt đối không tự ý đi chơi đùa ở những nơi ao hồ sông suối mà không có sự giám sát của người lớn. Phải mặc áo phao khi tham gia các loại hình giao thông đường thủy.

 

- Làm quen với nước và tập luyện một số động tác để phòng chống đưới nước với người lớn như tập ngụm lặn, nín thở, đạp chân, tay, tập nổi dưới nước.

 

- Tập luyện kỹ năng bơi tự cứu: Khi bị đuối nước trẻ nên ghi nhớ " Bình tĩnh thì nổi - Hoảng loạn thì chìm". Trẻ em có thể luyện tập biện pháp bơi tự cứu bằng những động tác đơn giản.

 

+ Động tác thứ nhất: Trùng gối đưa hai tay về phía trước miệng ngậm "ư ư" nhằm cho hơi thoát ra đằng mũi, tránh nước sặc vào mũi.

 

+ Động tác thứ 2: Đánh tay mạnh ra sau, chân thẳng đầu nhô lên cao để vươn đầu lên trên mặt nước, khi đó hít không khí vào bằng miệng.

 

Sau khi tập trước những động tác này trên cạn, hãy cho trẻ thực hành dưới nước thường xuyên để biến nó thành phản xạ tự nhiên khi rơi xuống nước.

 

- Muốn cứu người đuối nước thì cũng phải cứu đúng cách và phải đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu thấy bạn mình chẳng may ngã xuống nước, hướng dẫn trẻ không tự ý nhảy xuống cứu bạn mà cần bình tĩnh hô hoán thật to để gọi người lớn đến ứng cứu. Trong trường hợp không có người lớn xung quanh, hãy sử dụng các vật dụng có thể gián tiếp cứu người đuối nước như phao, dây thừng, gậy dài, hoặc quần áo vv... ném một đầu về phía người đuối nước để họ bám vào sau đó cố gắng từng bước kéo họ lên bờ.

 

- Học những phương pháp cấp cứu đơn giản ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo và đè ép tim ngoài lồng ngực.

 

3. Không chơi với điện

 

trẻ chơi với điện

 

 

Điện  là một phần trong cuộc sống của chúng ta quá lâu đến mức hầu hết chúng ta sử dụng nó mà không mảy may suy nghĩ gì cả. Nhưng với trẻ thì khác. Trẻ có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn điện trong nhà, chơi với các thiết bị sử dụng điện hàng ngày một cách vô tư mà nếu không có sự kiểm soát của người lớn thì vô cùng nguy hiểm. Vậy, dạy trẻ biết cách sử dụng điện an toàn là một trong những điều cơ bản đầu tiên mà cha mẹ cần dạy bé để trẻ biết cách tự bảo vệ và chơi an toàn khi không có người lớn.

 

- Dạy cho con hiểu, điện không phải là một món đồ chơi, đừng chơi với nó;

 

- Không bao giờ sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc rút phích cám từ bất kỳ vị trí nào nếu như không có sự cho phép của cha mẹ;

 

- Khi rút điện, không cầm nắm vào sợi dây điện để rút mà thay vào đó sử dụng ngón tay để rút phích cám ra khỏi ổ cắm;

 

- Đảm bảo tay khô hoàn toàn khi xử lý các thiết bị điện;

 

- Trong trường hợp chập điện cần gọi người lớn xử lý.

 

Tổng hợp theo nhiều nguồn

 

------------------------------------------

Tác giả: Tzang - RadioMe

Thực hiện: Thanh Mai, Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

 

Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hân Hân

Khám phá trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi

Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hàn Vân

Cần ghi nhớ điều gì khi dùng siro ho và thuốc hạ sốt cho trẻ?

Siro ho, thuốc hạ sốt là hai loại thuốc bố mẹ thường dùng cho con nhất, nhưng cũng là hai loại dễ bị lạm dụng nhất. Cần ghi nhớ những nguyên tắc ghi dùng các loại thuốc này cho trẻ.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hàn Vân

Mắng sao để trẻ chịu nghe lời

Thời điểm thích hợp nhất để chỉ trích trẻ là khi tâm lý trẻ đang ổn định. Khi chỉ trích thì cần chỉ trích vào hành động, không chỉ trích bản thân con người trẻ.

Giọng đọc: Yo Le

Không có người giúp việc, bạn và con sẽ hạnh phúc hơn

Đã có rất nhiều đứa trẻ có vấn đề vì người giúp việc cho xem tivi nhiều để họ làm việc, đút ăn bằng cách chạy rông hay cho xem tivi,v.v...

Sinh con - hành trình trải nghiệm kỳ diệu của mẹ

Sinh mổ, sinh thường hay sử dụng biện pháp gây tê màng cứng để giảm đau? Phương pháp sinh nào là tốt nhất

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thanh Loan

Nỗi lòng của bà mẹ có con biếng ăn

Có con biếng ăn thật là vất vả. Cứ mỗi lần đến giờ cho con ăn là như đi đánh trận, con khóc mẹ quát, ầm ĩ cả nhà.

Giọng đọc: Thanh Mai

Đừng sống vì con, hãy sống vì mình

Thế giới này, hồng quá cũng thành xám xịt, vui quá cũng trở thành buồn. Chở che quá lại trở thành lãng phí. Lãng phí cuộc đời của ba mẹ và của cả con.

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: Tzang

Hãy bảo vệ con bằng lý trí và sự thông minh

Hãy hướng dẫn bé những kỹ năng sinh tồn quan trọng trong cuộc sống ngay từ lúc bé có thể nói và hiểu bạn đang nói gì. Trong bài viết tôi xin đề cập đến một vài kỹ năng cơ bản nhất giúp các bé thoát khỏi những tai nạn...

Youtube

Facebook Fanpage

1