Hãy giúp trẻ nói lên cảm xúc của mình
Hãy giúp trẻ nói lên cảm xúc của mình!
Cảm xúc là điều cực kỳ mãnh liệt với trẻ em, đặc biệt là các bé ở độ tuổi mẫu giáo. Thế giới xung quanh quá lớn lao và có biết bao điều mới lạ với các bé. Có rất nhiều bé bị "mắc kẹt" trong chính cảm xúc của mình bởi chúng không biết thể hiện những cảm xúc của mình ra sao với các sự việc trong cuộc sống. Một đứa trẻ biết bộc lộ cảm xúc, biết kiểm soát cảm xúc của mình là một đứa trẻ hạnh phúc. Hãy là những người cha, người mẹ hiểu và giúp bé nói lên cảm xúc của mình.
Dạy bé về cảm xúc của mỗi con người
Hãy cười khi con vui…
Con người có vô vàn cảm xúc, và mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra không thể biết hết những cảm xúc đó bởi chúng chưa từng trải qua bao giờ. Chúng không biết phải làm gì khi rơi vào mỗi cảm xúc. Bạn hãy giúp bé hiểu được ít nhất những cảm xúc cơ bản sau: vui vẻ, giận dữ, buồn, sợ, tò mò và xấu hổ. Bạn sẽ dạy bé về những cảm xúc đó thông qua những mẩu chuyện nhỏ, những trò chơi để quan sát bé biểu lộ cảm xúc một cách tự nhiên.
Đừng ngăn con khóc để bộc lộ cảm xúc của mình.
Dạy bé về ngôn ngữ cơ thể bộc lộ cảm xúc
Hãy chơi một trò chơi thú vị mà đứa trẻ nào cũng thích mê. Đó là hãy "trêu" bé bằng những gương mặt khác nhau, và chỉ cho bé cảm xúc của những người mặt ấy. Bạn sẽ nói với bé rằng nụ cười chính là biểu hiện của niềm vui, khuôn mặt đỏ lên và khóc to là biểu hiện của sự giận dữ, còn nỗi buồn chính là những giọt nước mắt, là đôi môi "méo sệu"...
Đặt mình vào chính cảm xúc của bé
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn ở trong bóng tối một mình? Bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu không lấy được món đồ chơi yêu thích? Còn nếu lỡ tè dầm ra sàn thì bạn sẽ có cảm xúc gì, có phải là sợ hãi, có chút tức giận chính bản thân và còn cả xấu hổ? Hãy đặt mình vào cảm xúc của con để hiểu con hơn trước khi la mắng, phạt chúng hay để con lại một mình.
Đặt cảm xúc của con vào chính mình
Nói với bé cảm xúc của chính bạn
Cách một đứa trẻ học về cảm xúc là gì? Đó chính là cách chúng đã học mọi thứ bằng việc nhìn theo gương của cha mẹ. Vì thế hãy nói với con về cảm xúc của chính bạn khi vui, khi buồn, khi lo lắng và dạy con cách bạn đối diện và "xử lý" cảm xúc đó. Hãy nhớ rằng nếu bạn ném chiếc điều khiển ti vi khi tức giận thì bé con một lúc nào đó cũng sẽ làm như thế. Hãy kiểm soát tốt cảm xúc của mình để làm tấm gương tốt cho con.
Cùng con chia sẻ niềm vui, nỗi buồn
Để trẻ bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên
Khi con hạnh phúc, hãy để con tận hưởng trọn niềm vui đó bằng nụ cười thật sảng khoái. Khi bé tức giận, thay vì kiềm chế cảm xúc con, hãy để con giận dỗi một cách tự nhiên và khéo léo giúp con biểu lộ cảm xúc ấy một cách nhẹ nhàng và thuyết phục bé hạ cơn hờn giận bằng những lý do thật thuyết phục. Chẳng có gì sai khi khóc, hoặc gào thét, điều quan trọng là cha mẹ có thể dạy trẻ giảm bớt cơn nóng giận bằng cách hít thật sâu, dạy chúng nghỉ ngơi, thư giãn và tìm kiểm những điều vui vẻ khác.
Hãy bắt đầu hiểu và chia sẻ với con ngày từ những việc giản đơn hàng ngày. Chẳng khó khăn gì khi bạn dày cho bé 30 phút mỗi ngày để cùng con đùa nghịch và khám phá những món đồ chơi mà con yêu thích. Đó sẽ là khoảng thời gian thật tuyệt vời cho mỗi đứa trẻ.
Hãy để con biết rằng, bạn hiểu cảm xúc của chúng!
-----------------------------------------------------------
Tác giả: Mẹ Su - RadioMe.vn
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có bất kỳ bài viết, tâm sự nào muốn chia sẻ, vui lòng gửi email về địa chỉ camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...