Khi bố chồng - nàng dâu mâu thuẫn
Ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, cụ ông trong câu chuyện đêm nay luôn cảm thấy buồn bã vì có người con dâu nanh nọc, hư hỏng. Cụ có nên dọn ra ở riêng cho thoải mái những ngày tháng cuối đời...
Tôi năm nay 75 tuổi. Tôi sinh được 6 người con 4 trai, 2 gái. Các cháu gái đã lấy chồng ở xa, 3 con trai là cán bộ Nhà nước, 1 anh ở quê nhà nhưng cũng ở xa, kinh tế tạm đủ. Ở quê, ai cũng bảo tôi sướng. Con trai cả của tôi làm xa nhà cả 100 cây số, sáng thứ 2 đi làm, thứ 6 mới về nhà. Vì thế, con tôi không mấy khi biết các chuyện ở nhà. Lần đầu tiên, khi cháu đưa người yêu về nhà ra mắt, tôi đã nói với bà nhà tôi rằng: nhìn cô gái này, tôi không vừa ý. Bà nhà tôi cũng dễ tính nên bảo tôi rằng: thôi, kệ chúng nó lựa chọn nhau. Cuối năm 2011 âm lịch, chúng tôi tổ chức cưới cho con. Cưới xong thì hai đứa sống ở gần chỗ con trai tôi làm việc. Tháng 12 năm sau, bà nhà tôi lâm bệnh nặng, vợ chồng nó có về cùng với tôi trông nom bà ấy. Khoảng hơn 3 tháng sau, bà nhà tôi qua đời. Sau khi bà ấy mất, vợ chồng anh chị ấy dọn dẹp đồ đạc, mang tủ giả, quần áo về nhà tôi ở, nói với mọi người là về ở trông nom bố, nhưng không nói với tôi 1 câu nào. Trông bố đâu chưa thấy mà đúng như tôi dự đoán, 1 loạt sự việc liên tục xảy đến.
Hôm ấy, tôi cùng 2 mẹ con chị ấy ăn cháo. Đùa vui với cháu, tôi có bảo: ăn cháo lấy bát mẻ mà ăn, cháu lấy cái đĩa đưa cho mẹ , thì chị ấy bảo, sao con không lấy cho ông 1 cái. Làm cái gì chị ấy cũng tìm cách móc máy, rỉa rói với những câu nói rất khó nghe và thường xuyên nói đổng rằng: nhà này toàn chó hoang, mèo dại. Tôi đã già, răng lợi cũng yếu, cơm mà nấu cứng thì tôi không ăn được, nhưng chị ấy lại toàn nấu cơm cứng. Hôm tôi nấu cơm, nấu mềm hơn, nên tôi ăn được 2 bát. Lúc sau, chị ấy lấy cơm cho chó ăn, cơm chó thì cũng bình thường như mọi ngày, nhưng chị ấy lại bảo: hôm nay cơm ngon, con chó này ăn được nhiều, mặc dù, cơm chị ấy vẫn bưng trên tay, đã đổ cho nó ăn đâu. Nói ra thì thật xấu hổ, nhưng tôi cảm thấy thật nhục nhã. Giáp Tết năm 2016 vừa rồi, sáng ra, nhà tôi có rang cơm để ăn. Tôi thấy trong chảo chỉ còn thừa độ 4 thìa cơm, tưởng mọi người ăn thừa nên tôi đổ cho gà ăn. Chị ấy tìm không thấy thì chạy ra tận ngõ rồi kêu ầm lên cho làng xóm nghe thấy là: tôi không cho chị ấy ăn, mặc dù chị ấy thắp hương cho vợ tôi, anh tôi. Chị ấy là dâu cả mà ăn nói như vậy, tôi chưa thấy ai nói câu ấy bao giờ. Tôi đã già, mắt mờ chân chậm, không thể nhanh nhẹn vào bế cháu ngay được thì chị ấy chửi đổng rất bậy bạ. Từ khi chị ấy về làm dâu, tôi đã biết là sẽ có chiến tranh xẩy ra cho nên 3 năm nay, tôi không nói 1 câu gì. Nhà tôi bây giờ đối xử với nhau như người ngoài, không ai mời ai, chào ai. Bữa cơm, chị ấy tự ăn, không mời gọi gì tôi cả. Tôi thành ra ăn ít, uống nhiều. Ngồi ghế chị ấy cũng đòi, lấy lọ đường ăn cháo, uống cafe chị ấy cùng đòi.
Những năm tháng cuối của cuộc đời, tôi muốn êm ả, vui vẻ để mà sống, vả lại, tôi cũng muốn giữ cho 3 đứa con trai là công nhân viên Nhà nước nên phải chịu cảnh này. Nhiều người trong làng khuyên tôi cần phải ở riêng ra. Bây giờ mới tính chuyện ở riêng thì hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không, muộn còn hơn nhục. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Có nên làm như làng xóm khuyên hay không?
Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?
Sai lầm mắc phải trong quá khứ liệu có thể là tiêu chuẩn đánh giá con người hiện tại? Chẳng lẽ chỉ vì sự nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ mà người ta cứ mãi phải chịu sự dằn vặt, chẳng thể có được hạnh phúc?
Làm chủ hiện tại và tương lai
Lấy chồng để trả nợ cho bố, người phụ nữ đã phải chịu nhiều đau khổ, ấm ức vì cuộc hôn nhân không tình yêu. Ở tuổi 60, có nên tiếp tục ngậm bồ hòn làm ngọt, giữ gia đình chỉ còn cái vỏ hay thay đổi mọi chuyện vì...
Mắc kẹt giữa mẹ và vợ
Người đàn ông nào cũng muốn gia đình được hài hòa và yên ấm, càng không muốn đứng giữa hai làn đạn của mẹ và vợ.
Hôn nhân sắp đặt liệu có thể hạnh phúc?
Hôn nhân là kết quả một tình yêu đẹp, thế nhưng không phải ai cũng mong chờ ngày chung đôi, đặc biệt là khi bị gả ép.
Giữa sóng cả hãy vững niềm tin
Tình bạn xây đắp bao năm bỗng chốc tan vỡ, cuộc sống gia đình riêng không được như ý muốn khiến cô gái trong câu chuyện quá mệt mỏi và thấy cuộc đời thật bất công với mình. Cô ấy buông xuôi than thân trách phận và có lúc bế...
Có nên trói buộc cuộc đời?
“Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”. Câu ca dao xưa đã đúc kết thân phận của người phụ nữ. Từ thời phong kiến cho đến bây giờ, rất nhiều phụ nữ cả đời khổ cực vì lấy nhầm chồng.
Mê tín quá thì sống làm sao?
Không ít gia đình mỗi khi gặp chuyện trục trặc, khó khăn, không như ý là lại trông chờ vào số mệnh, tin theo “cô", "cậu”, thần linh dẫn tới bao hậu quả đáng tiếc… Phải làm gì khi gia đình có người như vậy?
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày
Đã đi quá nửa cuộc đời, người phụ nữ trong câu chuyện chỉ mong những ngày cuối đời được trôi qua thanh thản bên con cháu. Vậy mà đứa con bà đã mang nặng đẻ đau lại khiến bà đau lòng đến mức chỉ muốn đi theo người chồng đã...
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...