Mắc kẹt giữa mẹ và vợ

Tác giả : VOV2
25-04-2023
  0   503

Một nam thính giả gửi thư về chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi tâm sự về trường hợp về mối quan hệ bất hòa giữa mẹ và vợ mình với nội dung như sau:

Vợ chồng tôi cưới nhau đã được 5 năm rồi. Nhìn chung cuộc sống của hai vợ chồng khá hạnh phúc, hòa thuận, quan tâm đến nhau, con cái nếp tẻ đủ cả. Chỉ có một việc khiến vợ chồng tôi không vui và đôi khi sẽ xảy ra mâu thuẫn đó là mẹ tôi. Từ ngày mới về ra mắt bà đã có thành kiến với vợ tôi, chê cô ấy gia cảnh khó khăn, bố mất sớm, nên điều kiện gia đình cũng không mấy khá giả, lại xuất thân từ nông thôn. Bà có ý muốn tôi lấy con gái của bạn bà, gia đình khá giả, có của ăn của để. Nhưng trong mắt tôi chỉ có hình bóng của vợ tôi mà thôi. Thú thật, vợ tôi cũng không phải là một người con gái có sắc đẹp gì cả, nhưng ở cô ấy toát nên nét đẹp mà khiến tôi cảm thấy rất yêu và đáng trân trọng, hiền lành, chịu khó, ngoan ngoãn. Tôi bị cuốn hút khi thấy sự dịu dàng, ân cần, không màu mè mà cô ấy dành cho những người xung quanh.

Ngày đầu dẫn cô ấy về ra mắt gia đình, nghe những lời mẹ nhận xét về cô ấy khiến tôi lạnh người đến đáng sợ, tôi không hiểu tại sao mẹ tôi lại có thành kiến với cô ấy ngay từ ngày đầu về ra mắt như vậy, vì nhà cô ấy nghèo hay là vì lý do gì khác. Bà tìm mọi cách để chia rẽ chúng tôi.

Tôi thấy mẹ mình quá vô lý nên không nghe theo sự sắp đặt của bà, bởi trong lòng tôi chỉ có cô ấy mà thôi. Vậy là từ đó mẹ càng ghét cô ấy, bà cho rằng vì cô ấy mà tôi chống đối bà. Sau một thời gian kiên quyết cuối cùng mẹ tôi cũng đồng ý cho chúng tôi kết hôn. Có lẽ đây chắc cũng là sự sắp đặt của bà, đúng kiểu “ mất tiền mua mâm, bà đâm cho thủng”, kết hôn xong, chúng tôi sống cùng bố mẹ, bà bộc lộ rõ sự khinh ghét vợ tôi, không những thế bà còn chê vợ tôi là đũa mốc còn đòi chòi mâm son, bán lấy con trai bà để hưởng lợi. Chỉ cần một lý do nhỏ nhất hay một câu nói của vợ đều khiến mẹ tôi có cớ chửi bới cô ấy. Lấy nhau xong bố tôi bị tai nạn, thế là bà đổi lỗi cho cô ấy bước chân vào nhà làm mang vận đen ám lên mọi người.  Sống trong hoàn cành như vậy, vợ chồng tôi rất ức chế.

Ngày mới lấy nhau vợ tôi mãi chưa có bầu, bà đi rêu rao khắp nơi vợ tôi là “loại đàn bà không biết đẻ”. Quá quắt hơn, có lần bà còn bảo, nếu không sinh được cháu cho bà thì bà sẽ đuổi vợ tôi đi hoặc lấy vợ khác cho tôi. Cũng may là hơn một năm sau vợ tôi có bầu, tôi nghĩ cũng có thể vì áp lực mà cô ấy mãi mới có bầu chăng. Khi vợ có bầu tôi chăm sóc vợ chu đáo thì mẹ tôi nói cạnh khóe “ Làm như mỗi mình vợ mày biết mang thai và biết đẻ ấy, làm nhiều vào cho dễ đẻ”. Thế là suốt thời gian mang thai đến lúc sinh cháu vợ tôi không lúc nào được nghỉ ngơi. Tôi thương cô ấy vô cùng mà cũng đành khuyên cô ấy cắn răng chịu đựng, tôi sợ nếu bênh vợ quá mẹ tôi lại càng ghét cô ấy và có những hành động không hay hơn. Khi sinh con ra, ở cữ, vợ tôi vẫn phải làm tất cả mọi việc. Người ta sinh con thì ngày càng béo tốt vợ tôi thì ngày càng gầy và xơ xác hơn. Tôi thì đi làm cả ngày, tối về đã thấy mọi việc xong xuôi. Tôi bảo cô ấy cứ để việc đấy về tôi làm, vợ tôi vâng dạ, nhưng hôm nào tôi về mọi thứ cũng đã tinh tươm, mà cô ấy mới sinh được có 2, 3 tháng. Tôi thương vợ lắm nhưng không biết phải làm cách nào. Sáng ra, tôi dậy sớm dọn dẹp giặt giũ giúp đỡ vợ thì mẹ tôi bảo đã đi làm vất vả cả ngày rồi, dậy sớm làm gì, có tí việc cứ để đấy, chốc bà làm. Tôi sợ không nghe theo ý mẹ càng khoét sâu hơn mối quan hệ không mấy tốt đẹp của 2 người nên đành nghe theo mẹ.

Vừa rồi vợ chồng tôi sinh thêm cháu thứ hai, đứa lớn thì ốm, đứa bé cũng ốm, mình cô ấy phải xoay sở với hai đứa con. Hôm vừa rồi, tôi  về qua nhà gặp đúng lúc mẹ đang mắng nhiếc vợ tôi thậm tệ. Chỉ vì khi ăn cơm xong, thì thằng bé khóc, vợ tôi vội vàng đi dỗ con, cho con bú, chưa kịp dọn dẹp, mẹ tôi thấy vậy bảo rằng cô ấy cậy có con, cố tình đẩy lại việc cho bà không chịu làm. Bực quá, không kiềm chế được tôi quát lên “ Mẹ đừng có mà quá quắt nữa, mẹ cứ làm vậy là vợ chồng con ra ở riêng đấy”. Vậy là mẹ tôi ôm mặt khóc, bù lu bù loa là tôi chỉ biết có vợ con, hành hạ, ngược đãi tinh thần mẹ già. Chửi tôi là đứa con bất hiểu, chửi vợ tôi là hồ ly tinh dụ dỗ tôi chống đối lại bà... Đủ những lời nói khó nghe bà văng ra, thậm chí là cả những câu tục tĩu. Vợ tôi cũng ôm con ngồi khóc, tôi càng cảm thấy thương vợ vô cùng. Thật sự lúc này tôi không thể chịu được cái tính vô lý của mẹ nữa. Vợ tôi đã nhẫn nhịn, hy sinh suốt 5 năm mà vẫn chưa được mẹ tôi chấp nhận. Tôi không biết phải làm sao đây? Thực sự tôi chỉ muốn dọn ra ở riêng để cho vợ con bớt khổ.

Sau khi câu chuyện phát sóng đã có nhiều thính giả dành lời khuyên cho nhân vật. BTV chương trình cũng có những lời chia sẻ dành cho anh:

Tôi hiểu rằng người đàn ông nào cũng vậy, đều muốn gia đình được hài hòa và yên ấm, càng không muốn đứng giữa hai mũi dao, một bên là mẹ và một bên là vợ. Nhưng đúng là cuộc sống có rất nhiều cái khiến chúng ta phải suy nghĩ, nhiều điều không như chúng ta mong đợi.

Các gia đình thường có bất đồng từ nhỏ đến lớn, chỉ khác nhau về tần số, mức độ, tính chất, biểu hiện và cách giải quyết. Trong đó, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu rất phổ biến và vẫn hiện hữu bao đời nay. Trong chế độ cũ, mẹ chồng thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phong kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người làm không công, trả cái đồng nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu. Trong hoàn cảnh ấy, đại đa số những người phụ nữ phải cam chịu, nín nhịn. Thêm nữa, với truyền thống và quan niệm “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng” đã ngự trị từ lâu, khi nàng dâu bước vào nhà chồng, trọng trách giáo dục, hướng dẫn thành viên mới không ai khác chính là người mẹ chồng. Để hòa nhập vào gia đình mới, cô dâu phải thay đổi thói quen và lối sống của mình, phục tùng sự dạy dỗ và kiểm soát nghiêm khắc của mẹ chồng, nên mâu thuẫn là điều khó tránh, thậm chí gay gắt.

Tuy nhiên, mối quan hệ này ngày nay không còn là mối quan hệ uy quyền nữa mà là mối quan hệ tình cảm nên việc điều chỉnh tâm lý, tình cảm của mỗi người là cần thiết. Phân tích 1 chút để hiểu hơn về tâm lý của các bà mẹ. Con cái chính là kết quả của quá trình mang nặng đẻ đau và bao năm giáo dưỡng, nên nhiều bà mẹ có tâm lý và suy nghĩ sở hữu. Khi có thêm 1 người phụ nữ khác quan tâm đến con trai mình, và con trai mình yêu thương người đó thì cũng đồng nghĩa với việc bà mẹ đó sẽ suy nghĩ rằng mình bị san sẻ tình cảm, bao năm vất vả giờ lại để người khác cướp mất đi báu vật của mình, vì vậy mà sinh ra tâm lý xét nét, đố kỵ, ghen tuông. Tuy nhiên, tôi thấy mừng cho bạn, bạn còn may mắn hơn nhiều người đàn ông khác bởi vì mũi kiếm sắc nhất chỉ chĩa ra từ phía mẹ bạn còn vợ bạn thì lại nhẫn nhịn và cam chịu. Nhưng chính sự nhẫn nhịn này đã khiến cho mẹ bạn càng được đà lấn tới, bà cho là mình đã đúng và ngày càng chèn ép vợ bạn hơn.

Còn ở bạn tôi thấy cũng bộc lộ sự yếu đuối và thiếu quyết đoán. Tôi biết là bạn yêu thương, tôn trọng và kính nể mẹ mình nhưng với những việc làm chưa đúng của bà thì bạn cần đấu tranh, nhưng cũng nhẹ nhàng khuyên nhủ để bà hiểu ra lẽ phải. Đừng để đến khi giọt nước tràn ly thì có vớt lại cũng rất khó. Thêm vào đó, bạn lại làm việc ấy trước mặt vợ mình nên tôi nghĩ, có khi việc đó lại phản tác dụng với cả 2 người.

Hãy khuyến khích vợ nói chuyện với mẹ bạn nhiều hơn về những vấn đề hai người cùng quan tâm, trò chuyện chính là chìa khóa để hai người hiểu nhau hơn và kéo gần mối quan hệ. Nhiều thính giả đêm nay đều khuyên bạn xin phép mẹ cho hai vợ chồng ra ở riêng, đó cũng là một cách, có thể là xa thương gần thường, khi xa nhau rồi mẹ bạn sẽ cảm thấy chân quý tình cảm gia đình hơn thì sao? Vợ bạn đang trong giai đoạn đầu của thời gian ở cữ, rất cần có tư tưởng thoải mái về tâm lý, tránh những ức chế dẫn đến trầm cảm sau sinh. Dù biết rằng đứng giữa hai người quan trọng cũng khiến bạn rất mệt mỏi nhưng cố gắng cân bằng được tình cảm giữa 2 bên để giảm bớt các xung đột. Chúc mẹ và vợ bạn sẽ sớm đồng thuận và tìm được tiếng nói chung./.

Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?

Sai lầm mắc phải trong quá khứ liệu có thể là tiêu chuẩn đánh giá con người hiện tại? Chẳng lẽ chỉ vì sự nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ mà người ta cứ mãi phải chịu sự dằn vặt, chẳng thể có được hạnh phúc?

Làm chủ hiện tại và tương lai

Lấy chồng để trả nợ cho bố, người phụ nữ đã phải chịu nhiều đau khổ, ấm ức vì cuộc hôn nhân không tình yêu. Ở tuổi 60, có nên tiếp tục ngậm bồ hòn làm ngọt, giữ gia đình chỉ còn cái vỏ hay thay đổi mọi chuyện vì...

Tác giả: VOV2

Mắc kẹt giữa mẹ và vợ

Người đàn ông nào cũng muốn gia đình được hài hòa và yên ấm, càng không muốn đứng giữa hai làn đạn của mẹ và vợ.

Hôn nhân sắp đặt liệu có thể hạnh phúc?

Hôn nhân là kết quả một tình yêu đẹp, thế nhưng không phải ai cũng mong chờ ngày chung đôi, đặc biệt là khi bị gả ép.

Giữa sóng cả hãy vững niềm tin

Tình bạn xây đắp bao năm bỗng chốc tan vỡ, cuộc sống gia đình riêng không được như ý muốn khiến cô gái trong câu chuyện quá mệt mỏi và thấy cuộc đời thật bất công với mình. Cô ấy buông xuôi than thân trách phận và có lúc bế...

Có nên trói buộc cuộc đời?

“Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”. Câu ca dao xưa đã đúc kết thân phận của người phụ nữ. Từ thời phong kiến cho đến bây giờ, rất nhiều phụ nữ cả đời khổ cực vì lấy nhầm chồng.

Mê tín quá thì sống làm sao?

Không ít gia đình mỗi khi gặp chuyện trục trặc, khó khăn, không như ý là lại trông chờ vào số mệnh, tin theo “cô", "cậu”, thần linh dẫn tới bao hậu quả đáng tiếc… Phải làm gì khi gia đình có người như vậy?

Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày

Đã đi quá nửa cuộc đời, người phụ nữ trong câu chuyện chỉ mong những ngày cuối đời được trôi qua thanh thản bên con cháu. Vậy mà đứa con bà đã mang nặng đẻ đau lại khiến bà đau lòng đến mức chỉ muốn đi theo người chồng đã...

Youtube

Facebook Fanpage

1