Nếu ‘đời là bể khổ’, hãy biến khổ đau thành hạnh phúc

10-01-2023
  0   165

Nhiều người đã biết đến câu nói “Đời là bể khổ” của đạo Phật, nhưng đa phần đều hiểu sai về nó. Câu nói “Đời là bể khổ” của Đức Phật ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa. Nếu không hiểu đúng, bạn sẽ lầm tưởng rằng chúng ta sống trên đời thật vô nghĩa.

 

Đau khổ của sự “vô thường”

 

Thực ra câu nói “Đời là bể khổ” mang một ý nghĩa tích cực. Chỉ là, ý nghĩa tích cực này xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn về cuộc sống con người. Nhìn bề ngoài, cuộc đời sao có thể cay đắng, khổ sở được? Có rất nhiều điều hạnh phúc, vui sướng trong đời này. Âm nhạc kỳ diệu, thức ăn tuyệt ngon, kỳ nghỉ lãng mạn trong những ngày lễ, một bài thơ hay,… Còn rất nhiều điều đẹp đẽ mà ta không thể đếm hết, sao có thể nói đời là bể khổ được?

 

Nếu ‘đời là bể khổ’, hãy biến khổ đau thành hạnh phúc

 

Trên thực tế, “đau khổ” mà Đạo Phật ám chỉ ở đây là nỗi khổ của sự vô thường. Kinh Phật thường nói rằng: “Vô thường sinh ra khổ đau”. Vì nhan sắc, sức khoẻ, sự giàu có và hạnh phúc đều ngắn ngủi, bản thân ta cũng không giữ mãi được những gì mình đang có. Sự khoẻ mạnh rồi sẽ bị thay thế bởi sự già nua, bệnh tật và cái chết. Tiền bạc không giữ được mãi mãi, quyền lực rồi sẽ bị chuyển giao. Cuộc sống có rất nhiều niềm vui song không phải là vĩnh viễn, một khi mất đi những thứ đang có, con người sẽ đau khổ. Vì vậy, khi Đức Phật nói rằng “Đời là bể khổ”, thì “đau khổ” thực chất là ám chỉ sự “vô thường” và “không vĩnh viễn”.

 

Hãy trân trọng những vận may

 

Từ đây, ta có thể thấy được góc nhìn tích cực về cuộc sống trong câu nói “Đời là bể khổ”. Đầu tiên, con người phải biết trân trọng hiện tại và trân trọng những điều mình đang có như một món quà. Hạnh phúc của hiện tại tuy ngắn ngủi nhưng cũng do từ “phúc báo” từ kiếp trước tạo nên. Nếu không biết nâng niu, trân trọng hạnh phúc ngay lúc này thì chẳng những không nhìn được “phúc trong phúc” mà còn biến điều tốt hoá xấu, tạo thêm nghiệp chướng cho bản thân.

 

Vì vậy, học cách trân trọng những gì đang có được chính là một cách tích cực để bạn tự cứu mình khỏi những "bể khổ" trong đời.

 

Nếu ‘đời là bể khổ’, hãy biến khổ đau thành hạnh phúc

 

Biến khổ đau thành hạnh phúc

 

Không nên chỉ nỗ lực khi hoạn nạn, quý trọng phúc lộc khi an vui, mà còn cần ý thức thức về việc biến khó khăn thành cơ hội, chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc. 

 

Khi đối diện với nghịch cảnh, lòng tuyệt vọng vì mọi việc đều không như mong cầu, tình yêu, công việc, sự nghiệp, lý tưởng đều trở thành mây khói,... hãy thử thay đổi góc nhìn và tự hỏi với bản thân mình: Tất cả đều là sự an bài tốt nhất, có điều gì tốt dành cho mình trong hoàn cảnh này? Nếu hướng tới một cuộc sống tích cực, lành mạnh và lạc quan, bạn sẽ nhận ra trong phúc có phúc, và trong hoạ cũng có phúc.

 

https://emdep.vn/triet-ly-song/neu-doi-la-be-kho-hay-bien-kho-dau-thanh-hanh-phuc-20230106135845024.htm

Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan

Nhà triết học lỗi lạc người Hy Lạp Pythagoras từng có câu nói nổi tiếng rằng: "Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói".

Mọi thứ đều bớt quan trọng khi bạn không khỏe, ai cũng biết mà chẳng mấy ai tự chăm sóc chính mình

Ai cũng có nhiều việc quan trọng để làm nhưng việc quan trọng nhất là chăm sóc sức khỏe thì lại không được nhiều người để tâm.

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc?

Bạn đã thật sự yêu hay chỉ muốn tận hưởng cảm giác được ai đó theo đuổi?

Khi cô đơn người ta thường dễ dàng sa vào một mối quan hệ, chỉ để thỏa mãn cảm giác có ai đó yêu mình.

Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ, lo lắng bao nhiêu cũng không đoán trước được tương lai

Mãi đắm chìm trong quá khứ và lo lắng cho tương lai, ta vô tình bỏ quên thứ quý giá nhất ta đang có là cuộc sống hiện tại.

Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’

Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.

Không phải sự khôn khéo, chân thành mới là cách cư xử thông thái nhất

Sống chân thành cũng là một cách giúp chúng ta tích luỹ phước báu cho chính mình và những người thân yêu.

Bí quyết hoàn thiện bản thân: Vì sao bạn luôn cảm thấy mình sống quá khổ sở?

Bí quyết hoàn thiện bản thân trong bài viết này sẽ giúp bạn không thấy khổ sở trong cuộc sống nữa. Bạn đã sẵn sàng cùng Emdep khám phá chưa?

Youtube

Facebook Fanpage