Nói với trẻ mẫu giáo về giới tính

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Mẹ Bún Đậu
20-12-2016
  0   4491

 

Khoảng từ 3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo bắt đầu có những cảm nhận mạnh mẽ về giới tính. Trẻ chú ý tới sự khác biệt về cơ thể thông qua các mối quan hệ và hành vi xã hội. Những em bé ở độ tuổi mầm non cũng bắt đầu tự hỏi mình từ đâu tới. Quá trình mang bầu, sự phát triển của bào thai và việc các em bé ra đời trở nên hấp dẫn với trẻ. Đặc biệt là những trẻ có anh chị em ruột.

 

Trẻ mẫu giáo muốn tìm hiểu về cơ thể chúng và cha mẹ là điều rất tự nhiên. Chúng chẳng hề cảm thấy xấu hổ khi hỏi về vấn đề này. Trong khi phần lớn cha mẹ lại tỏ ra lảng tránh hay ngượng ngùng.  Bên cạnh đó, trẻ mẫu giáo có thể chưa thể hiểu về cơ chế quan hệ tình dục, những cảm xúc trong tình yêu đôi lứa. Và có thể chúng sẽ cảm thấy lo sợ bởi các cuộc thảo luận về cương cứng, chu kỳ… hay những trạng thái tự nhiên khác của cơ thể.

 

VẬY CHÚNG TA SẼ NÓI VỚI TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

 

nói về giới tính

 

Hãy bình tĩnh và thoải mái. Tốt nhất là hãy nói thật nhất có thể khi con bạn đặt những câu hỏi về giới tính và các vấn đề nhạy cảm. Đây là cách bạn truyền tải thông điệp để trẻ hiểu rằng nói chuyện với cha mẹ về những điều đó không đáng xấu hổ hay bị cấm kị. Tất nhiên nói thì dễ hơn làm. Rất nhiều người lớn cảm thấy bối rối khi nói chuyện giới tính với trẻ bởi vì chính họ cũng không mấy khi làm điều này. Và họ cũng lo sợ việc nói ra với trẻ sẽ đẩy câu chuyện đi xa khỏi tầm kiểm soát. Cách tốt nhất là hãy cố gắng bình tĩnh trả lời những câu hỏi của trẻ một cách tự nhiên, mặc dù bạn sẽ có chút ngượng ngùng.

 

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện giới tính với con, hãy thử tự nghe câu trả lời của mình trước, có thể là tự nói nhẩm trong đầu hay nói với chồng/vợ mình. Hãy tận dụng những lúc mà bạn và con đều cảm thấy thoải mái – khi hai mẹ con đang cùng chơi xếp hình, trong lúc ăn vặt hay khoảng thời gian yên tĩnh trước khi con ngủ. Trên xe ô tô cũng là một không gian tuyệt vời để nói về các chủ đề nhạy cảm. Lúc này việc chú ý lái xe sẽ cho phép bạn tránh giao tiếp trực tiếp bằng mắt, điều này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. “Việc quan trọng đối với cha mẹ là giải thích những vấn đề phức tạp mà không tỏ ra lo lắng”, Jerome Kagan – giáo sư ngành tâm lý học Đại học Havard nói. “Đứa trẻ sẽ nắm bắt lấy âm điệu, chứ không phải câu chữ”.

 

Khiến mọi thứ trở nên đơn giản
 

nói chuyện với trẻ

 

Ở tuổi này, những câu trả lời tốt nhất cần ngắn và không phức tạp. “Con muốn biết con sinh ra từ đâu phải không? Con được tạo ra trong bụng mẹ, và sau đó con đã lớn dần lên cho đến khi sẵn sàng chào đời”.

 

Dù bạn không muốn nói những thuật ngữ như một bác sĩ, thì cũng hãy gọi tên chính xác các bộ phận cơ thể (như âm đạo, dương vật..). Điều này làm giảm đi cảm giác về sự giới hạn của chủ đề giới tính. Một giái đáp bằng một câu văn thôi là có thể đủ cho thắc mắc của một em bé ba tuổi. Một em bé 4 tuổi có thể muốn theo dõi xem “Liệu Billy có từng ở trong bụng bố không? Em bé sẽ nhận thức ăn như thế nào khi ở trong đó? Khi nào thì em bé sẽ ra đời?". Hãy tiếp tục trả lời những thắc mắc của con cho tới khi nào bạn nhận thấy con vẫn đang tỏ ra thích thú. Nhưng đừng khiến trẻ bị quá tải thông tin. Hãy ngừng ngay lại khi trẻ đã cảm thấy thoả mãn và muốn chuyển sang chơi hoạt động khác.

 

Khuyến khích sự quan tâm của con

 

Cố gắng đừng ngắt lời cho dù câu hỏi của con bạn có như thế nào đi chăng nữa. “Con lấy cái ý tưởng đấy ở đâu ra thế?” hay lẩn tránh câu chuyện theo kiểu “Chúng mình sẽ nói chuyện sau nhé, đã đến lúc ăn trưa rồi”. Bằng cách này, trẻ mẫu giáo sẽ nhận về một thông thông điệp rõ ràng rằng những câu hỏi rất tự nhiên và hợp lý của chúng là điều cấm kị. Và rằng nghĩ đến những điều đó là xấu”. Thay vào đó, hãy khen ngợi con “Thật là một câu hỏi hay”. Nó giúp bạn có một vài giây để suy nghĩ cho câu trả lời của mình. Sau khi trả lời con, hãy động viên trẻ “Con cứ hỏi mẹ bất cứ khi nào con muốn nhé”. Tất nhiên, bạn chẳng bao giờ biết được khi nào và ở đâu thì những câu hỏi của trẻ mẫu giáo sẽ bất ngờ xuất hiện. Trẻ có thể hỏi to khi xếp hàng trong siêu thị rằng “Âm đạo là gì hả mẹ?”. Trong trường hợp này, bạn có thể trả lời câu hỏi của con thật nhẹ nhàng và giải thích cho con hiểu tốt hơn hết là bạn và con sẽ nói về các bộ phận thầm kín ở một chỗ nào đó cực riêng tư. Nếu trẻ có lỡ khiến bạn rơi vào một tình huống ngượng ngùng, cố gằng đừng lảng tránh trẻ. Trẻ cần có được niềm tin rằng bạn sẽ luôn sẵn sàng trả lời chúng một cách chân thực trong suốt hành trình ấu thơ mà chúng đang và sẽ đi qua, cho tới lúc thanh niên và mãi mãi về sau.

 

Tận dụng cơ hội mỗi ngày

 

nói với trẻ về giới tính

 

Bạn không cần phải đợi tới lúc con hỏi thì mới trả lời. Chủ động tìm kiếm những cơ hội để nói với con về giới tính khi chúng tự nhiên xảy đến. Ví dụ, nói về các bộ phận cơ thể trẻ khi trẻ đang tắm hay về sự thụ thai khi bạn thông báo cho con biết rằng con sắp được làm anh.

 

Rất nhiều cuốn sách dành và video dành cho trẻ em cũng là nguồn tài nguyên sẵn có để giúp bạn nói cho con về những em bé sơ sinh và cách chúng được sinh ra. Một số phụ huynh thì tận dụng Giờ đọc truyện để cho trẻ quan sát các cuốn sách như một cách mô phỏng trực quan.

 

“Tôi gợi ý cuốn sách How babies are made – Em bé được sinh ra như thế nào, của tác giả Andrew Andry và Steven Schepp. Bạn có thể ngồi xuống cùng trẻ và nói rằng bạn có một cuốn sách tuyệt vời muốn chia sẻ với chúng” – Pearl Simoons – một chuyên gia giáo dục chuyên hướng dẫn các lớp học dành cho cha mẹ tại Bệnh viên trẻ em Pittsburgh.

 

Dạy con về sự riêng tư

 

Trẻ mẫu giáo có thể hiểu về khái niệm “khoảng thời gian riêng tư”, và trẻ có thể học cách gõ cửa trước khi bước vào một căn phòng đang đóng. Hãy đảm bảo rằng chính bạn cũng tuân thủ nguyên tắc này khi cửa phòng của trẻ đóng. Có thể trẻ chưa thực sự đòi hỏi tính riêng tư ở độ tuổi này, nhưng trẻ sẽ hiểu nguyên tắc gia đình hơn nếu bạn cũng tuân thủ đúng. Trẻ mẫu giáo cũng có thể học rằng các bộ phận thầm kín của chúng là riêng tư. Và không một ai có thể chạm vào đó, ngoại trừ bố mẹ, bác sĩ hay y tá, và chỉ trong trường hợp giúp trẻ đi vệ sinh hay khám bệnh.

 

* * *

 

7 GỢI Ý CÁCH TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI TẾ NHỊ CỦA TRẺ

 

nói chuyện với con

 

Con sinh ra từ đâu ạ?

 

Đáp: “Con được hình thành trong bụng mẹ, và con lớn dần lên ở trong đó cho đến khi con sẵn sàng chào đời”.

 

Những ông bố có thể có em bé không ạ?

 

Đáp: Ồ không, chỉ phụ nữ mới có thể mang thai các em bé.

 

Tình dục là gì ạ? 

 

Đáp: Tình dục là một cách âu yếm mà bố và mẹ dành cho nhau để thể hiện rằng bố mẹ yêu nhau đến chừng nào

 

Mẹ có thể cho con thấy bố mẹ làm thế nào để có một em bé không? 

 

Đáp: Không được con ạ. Các ông bố và bà mẹ chỉ tạo ra em bé khi họ ở một mình với nhau thôi. Đó là hoạt động cực kì riêng tư.

 

Con có thể có em bé bây giờ không ạ?  

 

Đáp: Không. Có em bé là điều mà chỉ những người trưởng thành mới có thể làm được. Cơ thể con chưa sẵn sàng. Con sẽ có thể có em bé khi con trưởng thành và sẵn sàng.

 

Nếu con ôm bạn Susie thì con có em bé không? Tại sao khi mẹ ôm hôn tạm biệt con ở trường thì mình lại không có em bé hả mẹ?

 

Đáp: Bởi vì khi những người trưởng thành muốn có em bé thì họ ôm hôn hoàn toàn khác. Và chỉ cơ thể của người trưởng thành mới có thể tạo ra em bé”.

 

Em bé sẽ chui ra khỏi bụng mẹ như thế nào ạ?

 

Đáp:  Sau một thời gian rất dài ở trong bụng mẹ, em bé sẽ lớn hơn. Bụng mẹ sẽ không vừa cho em nữa. Lúc này bố sẽ đưa mẹ tới bệnh viện. Bác sĩ sẽ giúp mẹ sinh em bé. 

 

----------------------------------------

Nguồn: babycenter

Dịch: Mẹ Bún Đậu - RadioMe.vn

Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

 

 

Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn

 

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thu Hà

Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'

Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.

Giọng đọc: Hoàng Dương

"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày

Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Rùa và thỏ: chuyện chưa kể

Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Hàn Vân

Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!

Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Ấu thơ là một món quà

Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Sưu tầm

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Bảo Anh

Làm mẹ rồi, thì sao?

Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?

Giọng đọc: Thu Trang

"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"

Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.

Youtube

Facebook Fanpage

1