Ôm rơm nặng bụng
Gả chồng cho con gái từ thưở con mới đôi mươi, rồi lại đứng ra lo lắng kinh tế cho cả gia đình thông gia, nhưng giờ đây người phụ nữ trong câu chuyện đêm nay lại phải ôm một khoản nợ. Không những thế,...
Tôi năm nay 51 tuổi, tôi lấy chồng năm 23 tuổi. 26 tuổi, tôi đã sinh được 2 con: 1 trai, 1 gái. Sau đó, gia đình tôi xảy ra mâu thuẫn. 27 tuổi, chúng tôi ly dị. Tôi để gia đình chồng nuôi đứa con gái lớn còn mình nuôi thằng cu con. Nuôi được 4 hôm thì gia đình chồng tôi đem con ra chợ bỏ. Mọi người đi chợ biết báo với tôi, tôi liền ra chợ bế con về, lúc đó cháu mới lên 3. Thấy gia đình họ độc ác như vậy, toà giải quyết cho tôi nuôi 2 con, anh ấy phải phụ cấp hàng tháng. Nhưng gia đình anh ta cắt đứt quan hệ và không chu cấp cho con 1 đồng nào. Tôi làm ruộng và đi chợ để nuôi 2 con ăn học đàng hoàng. Con gái thì hết lớp 12 đi làm ở công ty, con trai thì học Đại học Kiến trúc. Các cháu rất ngoan hiền và hiếu thảo.
Năm 2010, con gái tôi đi lấy chồng. Ban đầu tôi không đồng ý vì cháu mới 21 tuổi, với tôi, cháu vẫn còn bé. Nhưng anh em họ hàng góp ý với tôi là: gia đình ông bà thông gia còn trẻ, chỉ hơn kém tôi 2 tuổi, nhà cũng chỉ có 2 con. Thời nay ít con, họ trẻ thì con mình cũng không khổ như các cụ ngày xưa. Tôi suy nghĩ, rồi cũng đồng ý. Về nhà chồng, do ngoan hiền, xinh xắn nên 3 năm đầu, gia đình thông gia rất quí con tôi, 2 nhà cũng rất thân thiết. Năm 2014, cháu có bầu và sinh được 1 cháu trai. Một năm sau đó, chồng cháu làm ăn không tốt, sinh ra cờ bạc, lô đề. Sau đó, mẹ chồng cháu bắt đầu đổi tính, suốt ngày xét nét con tôi. Cháu sinh nở, ở nhà, anh em bạn bè đến chơi cho tiền đều phải đưa hết cho bà ấy giữ. Bà ấy bảo do bà ấy đi chơi thăm người ta mãi rồi nên giờ người ta mới cho lại. Tôi cho con 1 triệu cũng phải giấu giếm, bảo con cất đi, khi nào cần thì tiêu. Ông thông gia thì biết điều hơn, nhưng bà vợ như thế cũng bất lực.
Con rể tôi là đứa rất khéo mồm. Khi tôi bảo cách làm ăn, nó đồng ý, nên tôi đã vay tín dụng 50 triệu cho cháu mở quán bán cám cò. Tháng đầu, cháu bán rất đắt hàng. Được ít lâu, cháu lại sinh ra cờ bạc, bi-a, một lúc cắm 2 chiếc xe máy của vợ nó và của tôi. Rồi nó bỏ đi Hà Nội làm ăn. Biết tin, tôi đến nói chuyện với ông bà thông gia, bảo ông bà ra tiếp quản cửa hàng thức ăn gia súc để thu hồi vốn về cho tôi. Tôi cũng đưa 15 triệu cho ông bà ấy để chuộc xe cho con gái, vì xe cháu mới mua được 5 ngày, xe tôi thì đành mất vì không có tiền để chuộc nữa. Ông bà thông gia tiếp quản quán và bán hàng được 4 tháng, sau đó họ bán cả đất và quán được 840 triệu nhưng không trả nợ cho tôi đồng nào. Tiền ấy, họ cho con gái đi du học ở Nhật, làm được 1 cái chuồng bò, mua 3 con bê sữa về nuôi, còn đâu thì tiêu hết. Năm 2015, ông thông gia mắc bệnh, ông gọi tôi đến và nói: ông ấy giao 3 con bê cho vợ chồng con gái và con rể tôi nuôi. Bê lớn lên thì bán 1 con đi để trả nợ cho tôi, 2 con để lại để vắt sữa, rồi ông ấy mất. Sau khi ông ấy mất được 50 ngày, bà thông gia liền bán 1 con bê, bảo là để trang trải ma chay. Qua 100 ngày ông ấy, bà ấy bán nốt 2 con bê nhưng giữ tất cả tiền và không trả nợ tôi. Tôi thất vọng vô cùng. Không ngờ mình thương con cái, gây dựng kinh tế cho chúng nó làm ăn, giờ lại phải gánh nợ. Buồn hơn nữa là hiện nay, con gái tôi khổ vô cùng, chồng thì đổ đốn, đi với gái; mẹ chồng thì xét nét, chửi mắng. Con gái tôi trở thành con nợ trong cái nhà ấy. Cháu làm công nhân may, 1 tháng được 3 triệu rưỡi thì trăm khoản đổ vào đầu. Tiền lãi vay 50 triệu của tín dụng mỗi tháng là 500 nghìn, tiền sữa cho con, tiền ăn uống của cả nhà, thế mà bà ấy còn bắt cháu phải đưa cả tiền cười, tiền khóc nữa. Chưa lĩnh lương về, cháu đã tiêu hết tiền. Quá chán nản, cháu làm đơn ly dị. 2 lần toà án gọi thì chồng cháu cứ đến xin tôi nói giúp và bảo rằng nó sẽ sửa chữa. Bà mẹ chồng nó cũng 5 lần, 7 lượt nói với tôi, xin tôi động viên con về đoàn tụ cho cháu có bố có mẹ. Tôi lại động lòng tha thứ, vì nghĩ đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nên tôi cố thuyết phục con rút đơn về, sống để nuôi con. Chẳng được bao lâu thì mẹ chồng cháu lại trở lại bản tính cũ. Quá đáng hơn, bà ấy còn đánh đuổi con tôi ra khỏi nhà, cháu phải đến nhà cụ đẻ ra bà ấy xin ngủ nhờ. Chồng cháu thì đi theo gái và đã có 1 con riêng với nó. Vừa rồi, chẳng may, con tôi bị tai nạn, phải đưa vào bệnh viện, cháu gọi điện cho mẹ chồng nhưng bà ấy không đến. Bà ấy gọi cho tôi để vào chăm sóc con. Tôi đến bệnh viện chăm con rồi đưa con về nhà mình chăm sóc. Chồng nó không về thăm, cũng chẳng gọi điện hỏi thăm lấy 1 lần. Thằng con của cháu thì giờ bà ấy giữ, không cho con tôi về gặp con. Tôi không biết phải làm thế nào nữa đây?
---------------------
Nguồn VOV.
Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?
Sai lầm mắc phải trong quá khứ liệu có thể là tiêu chuẩn đánh giá con người hiện tại? Chẳng lẽ chỉ vì sự nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ mà người ta cứ mãi phải chịu sự dằn vặt, chẳng thể có được hạnh phúc?
Làm chủ hiện tại và tương lai
Lấy chồng để trả nợ cho bố, người phụ nữ đã phải chịu nhiều đau khổ, ấm ức vì cuộc hôn nhân không tình yêu. Ở tuổi 60, có nên tiếp tục ngậm bồ hòn làm ngọt, giữ gia đình chỉ còn cái vỏ hay thay đổi mọi chuyện vì...
Mắc kẹt giữa mẹ và vợ
Người đàn ông nào cũng muốn gia đình được hài hòa và yên ấm, càng không muốn đứng giữa hai làn đạn của mẹ và vợ.
Hôn nhân sắp đặt liệu có thể hạnh phúc?
Hôn nhân là kết quả một tình yêu đẹp, thế nhưng không phải ai cũng mong chờ ngày chung đôi, đặc biệt là khi bị gả ép.
Giữa sóng cả hãy vững niềm tin
Tình bạn xây đắp bao năm bỗng chốc tan vỡ, cuộc sống gia đình riêng không được như ý muốn khiến cô gái trong câu chuyện quá mệt mỏi và thấy cuộc đời thật bất công với mình. Cô ấy buông xuôi than thân trách phận và có lúc bế...
Có nên trói buộc cuộc đời?
“Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”. Câu ca dao xưa đã đúc kết thân phận của người phụ nữ. Từ thời phong kiến cho đến bây giờ, rất nhiều phụ nữ cả đời khổ cực vì lấy nhầm chồng.
Mê tín quá thì sống làm sao?
Không ít gia đình mỗi khi gặp chuyện trục trặc, khó khăn, không như ý là lại trông chờ vào số mệnh, tin theo “cô", "cậu”, thần linh dẫn tới bao hậu quả đáng tiếc… Phải làm gì khi gia đình có người như vậy?
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày
Đã đi quá nửa cuộc đời, người phụ nữ trong câu chuyện chỉ mong những ngày cuối đời được trôi qua thanh thản bên con cháu. Vậy mà đứa con bà đã mang nặng đẻ đau lại khiến bà đau lòng đến mức chỉ muốn đi theo người chồng đã...
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...