Sang năm mới, hãy quên ngay những cách dạy con lỗi thời này

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Hàn Vân
06-02-2017
  0   1580

Sang năm mới, phụ huynh cần bỏ ngay những quan điểm, phương pháp dạy con quá lỗi thời và lạc hậu, không những không có tác dụng nuôi dưỡng trẻ thành tài, mà còn khiến cuộc sống nuôi dạy con thêm căng thẳng và mệt mỏi.

 

1. Khích lệ con bằng cách so sánh con với con nhà hàng xóm

 

Dừng ngay việc so sánh con với con nhà hàng xóm qua những câu nói kiểu như: “Con xem bạn A, bạn B luôn đứng đầu lớp, luôn được cô giáo khen”. Không nên tạo sự ganh đua, cạnh tranh trong việc giáo dục con trẻ. Điều này không giúp khích lệ con mà mang lại tác dụng ngược, con sẽ chỉ thêm mặc cảm, tự ti hoặc con hình thành tính cách ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.

 

 

Ở các trường học Nhật Bản – một trong những nền giáo dục ưu việt nhất thế giới, các thầy cô giáo không bao giờ so sánh thành tích của học sinh này với học sinh khác. Ví dụ như trong môn mỹ thuật, sẽ không có bạn vẽ đẹp, vẽ xuất sắc nhất lớp mà tranh của bất cứ bạn nào cũng là một sản phẩm hoàn hảo. Bởi mỗi trẻ có tốc độ phát triển, khả năng nhận thức, tư duy khác nhau. Không có trẻ nào kém hơn trẻ nào, chỉ có bố mẹ cứ mãi sai lầm, đặt ra các quy chuẩn và bắt con mình phải theo đó.

 

2. Luôn coi cách hành xử, thành tích của con là “bộ mặt” của bố mẹ

 

 

“Sao con ngờ nghệch vậy, con làm bố mẹ xấu hổ quá!” hoặc “Điểm số như này, bố mẹ quá thất vọng” không những làm con tổn thương nặng nề, mà còn không có tác dụng giúp trẻ tiến bộ. Chừng nào bố mẹ không coi thành tích học tập của con là “mục tiêu” của đời mình, chừng nào bố mẹ tách bạch con với bố mẹ, thì mới có thể giáo dục con thành công. Đừng tạo áp lực vô hình lên vai con trẻ bằng những câu nói kiểu như này. Con chỉ thông minh khi bố mẹ công nhận con thông minh. Nếu bố mẹ mắng trẻ ngốc, ngờ nghệch, trẻ sẽ mặc định rằng mình đúng là như vậy.

 

3. Khiến trẻ cảm thấy trẻ là người thừa thãi trong gia đình

 

 

Trẻ trong gia đình có nhu cầu cần được là người quan trọng với bố mẹ. Từ khi trẻ con nhỏ, trẻ đã thích làm những việc của người lớn, giúp bố mẹ việc nhà với hy vọng mong bố mẹ khen là được việc. Đây là điều rất ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Hạn chế nói những câu như “con đi ra chỗ khác chơi đi, để bố mẹ yên, con phiền phức quá đấy”. Trẻ dù ở độ tuổi nào cũng sợ nhất là bị bỏ mặc, khi đó trẻ cảm thấy mình không có giá trị và bắt đầu hình thành tính cách tự ti, hay sợ sệt.

 

4. Coi trẻ còn nhỏ, chưa biết gì

 

 

Khi trẻ muốn lên tiếng và bày tỏ quan điểm của mình, hãy lắng nghe chứ đừng vội dập tắt sự hào hứng của trẻ. Trẻ sẽ sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ thất bại, không có chính kiến nếu bố mẹ cứ luôn rằng “con im đi, con còn nhỏ, hiểu cái gì mà dám lên tiếng”.

 

5. Quá coi trọng điểm số, thành tích

 

 

Điểm số, thành tích của con ở trường không có ý nghĩa gì nhiều trong việc đánh giá khả năng thành công sau này của trẻ. Chính bố mẹ đang bị cuốn vào cuộc chiến thành tích mà không hề hay biết. Thế nên đừng dọa nạt con rằng “thi cuối kỳ không được điểm cao thì mẹ sẽ đánh đòn, mẹ sẽ không mua đồ chơi cho, mẹ sẽ không cho con đi chơi…”

 

6. Ép trẻ làm/ học những thứ trẻ không thích

 

 

Bố mẹ có cách dạy con kiểu này, thông thường sau khi lớn tiếng ép trẻ không được, sẽ quay ra nói “bố mẹ xin con đấy, con học đi cho vừa lòng bố mẹ”. Như vậy nếu trẻ có đồng ý, cũng chỉ là để vừa lòng bố mẹ mà thôi. Thực chất trẻ không có niềm đam mê hay hào hứng thực sự.

 

7. Luôn nghĩ rằng trẻ sẽ không làm được

 

 

Bố mẹ luôn nghĩ rằng con không làm được và luôn nói: “Con không làm được đâu” hay “mẹ biết khả năng của con mà, làm sao mà con làm được cơ chứ”. Nên nhớ trẻ mới là người hiểu bản thân trẻ nhất, chứ không phải bố mẹ. Hãy khích lệ, động viên con theo cách tích cực, chứ đừng làm con nản chí bởi những câu nói gây tổn thương như vậy.

 

-----------------------------------------------------------

Tác giả: Hàn Vân - VNM - PL.XH

Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

 

 

Nếu bạn có bất kỳ bài viết, tâm sự nào muốn chia sẻ, vui lòng gửi email về địa chỉ camxuc@i-com.vn

 

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thu Hà

Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'

Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.

Giọng đọc: Hoàng Dương

"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày

Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Rùa và thỏ: chuyện chưa kể

Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Hàn Vân

Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!

Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Ấu thơ là một món quà

Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Sưu tầm

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Bảo Anh

Làm mẹ rồi, thì sao?

Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?

Giọng đọc: Thu Trang

"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"

Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.

Youtube

Facebook Fanpage

1