Cùng mẹ vào bếp
Có một nơi trong ngôi nhà của chúng ta có thể trở thành một khu vui chơi mini cực kì tuyệt vời dành cho bé mà đôi khi bị lãng quên. Đó chính là căn bếp...
Có một nơi trong ngôi nhà của chúng ta có thể trở thành một khu vui chơi mini cực kì tuyệt vời dành cho bé mà đôi khi bị lãng quên. Đó chính là căn bếp. Trong căn bếp nhỏ, mẹ có thể hô biến ra cực nhiều hoạt động hay ho. Chúng chắc chắn sẽ thú hút các bạn nhỏ từ bé tới lớn. Các bé không chỉ được thỏa sức vui chơi theo trí tưởng tượng mà qua đó còn học được rất nhiều bài học thiết thực về thế giới xung quanh. Từ đây, giúp bé hiểu hơn ý nghĩa của mỗi bữa ăn trong gia đình. Niềm thích thú khi làm việc trong bếp sẽ giúp bé dễ dàng cảm thông và san sẻ việc nhà với bố mẹ.
Quan sát mẹ làm bếp.
Hoạt động này có thể bắt đầu ngay khi bé biết ngồi. Vật dụng mẹ cần là một chiếc ghế dành cho bé. Đó có thể là ghế ăn của bé, chiếc xe nôi hay một chiếc ghế tập ngồi. Đừng quá quan trọng. Miễn sao vật dụng đó có thể giúp bé ngồi đứng tư thế và dễ dàng quan sát các thao tác của mẹ. Mẹ có thể vừa cuốn nem, vừa sắm vai cô MC đáng mến và thuật lại cho bé nghe xem mẹ đang làm gì. Gọi tên chính xác mỗi loại nguyên liệu khi mẹ dùng tới. “Đây là su hào, đây là cà rôt”. Đưa cho bé cầm những nguyên liệu phù hợp với tháng tuổi, đưa lại gần mời bé ngửi thử món ăn. Hoạt động này không chỉ giúp mẹ và bé thêm gắn kết mà còn giúp bé học nhận biết về các loại thực phẩm, phát triển các giác quan và khả năng ngôn ngữ ngay từ nhỏ.
Khi bé lớn hơn, mẹ có thể đề nghị bé giúp mẹ nhặt rau, vo gạo, nấu cơm, bóc trứng, giã lạc, nạo vỏ, cắt hành bằng kéo/dao... Dù chưa hoàn hảo ngay nhưng mẹ biết không, bé thực sự muốn được thấy mình có ích. Hơn nữa, nó sẽ giúp bé học tính kiên nhẫn và khả năng tư duy trong các tình huống khác nhau. Những việc mẹ nhờ bé giúp trước tiên nên liên quan tới những thứ bé thích. Ví dụ như rửa rau là một hoạt động cực hấp dẫn đối với đa số các bạn nhỏ. Chơi với nước thì quá đã rồi!
Chơi với nồi xoong
Hầu như bạn nhỏ nào cũng thích thú với trò chơi này. Bé có thể chơi trong lúc mẹ nấu ăn. Một vài chiếc nồi xoong vừa sức nâng của bé, thêm mấy cái thìa, muôi. Thế là bé đã có thể biến thành một nghệ sĩ tài ba rồi nhé. Bản nhạc bé chơi có thể sẽ chẳng theo một nhịp phách nào. Nhưng mẹ cứ nhìn nét mặt hớn hở của bé khi tự mình tạo ra âm thanh mà xem! Ngoài ra, mẹ có thể cho bé chơi với nồi có nắp đậy. Nhìn con cầm vung nồi rồi vụng về đậy lại tới cả chục lần không chán, chính là con đang luyện tay đó mẹ! Mẹ có thể tăng dần số lượng nồi để tăng mức độ khó của trò chơi. Lúc này các bé sẽ cần một vài thử nghiệm để tìm cho được chiếc nồi tương ứng với nắp của nó. Đây cũng là một trò rèn luyện tư duy cho bé. Mẹ cũng có thể làm tương tự với các loại hộp nhựa. Lớn hơn một chút, bé có thể thử sức với các loại hộp có các dạng đóng/mở khác nhau. Vận động khéo léo của đôi tay sẽ có dịp được thử sức.
Đi chợ giúp mẹ
Khi bé khoảng từ 2 tuổi trở lên, mẹ có thể cùng bé mô phỏng hoạt động đi chợ. Mẹ hãy nhờ bé đi mua củ tỏi, củ hành, nắm mộc nhĩ hay nấm hương khô...- những loại nguyên liệu được trữ sẵn trong bếp. Nếu con hợp tác thì đây là cơ hội để con học về thế giới xung quanh một cách trực quan và sinh động nhất. Hãy hỏi xem bé thấy màu gì, cảm nhận khi sờ bằng tay, ngửi bằng mũi. Mẹ cũng giúp con học cách giao tiếp bằng cách lịch sự yêu cầu giúp đỡ và tỏ thái độ biết ơn đối với công sức của con nhé. Nếu được, hãy mô tả một chút để bé tập tư duy “Bác ơi bác có thể bán cho tôi củ hành khô ở trong chiếc rổ màu xanh được không?” – “Cảm ơn bác ạ”.
Làm bánh cùng mẹ
Sẽ rất tuyệt nếu mẹ biết làm bánh. Chỉ cần một chút thôi là cũng đủ rồi nhé. Không cần chuyên nghiệp quá đâu. Những vật dụng trong bếp luôn kích thích trí tò mò của các bạn nhỏ. Đối với dụng cụ làm bánh cũng không ngoại lệ. “Mẹ ơi, đây là cái gì ạ? Mẹ ơi, cái này để làm gì? Mẹ ơi trứng này chín chưa? Mẹ ơi con trộn giúp mẹ nhé!” – con trai mình đã say sưa hỏi cả một tràng câu hỏi như thế, tay chỉ trò đầy vẻ háo hức. Mẹ có hạnh phúc không khi mà bên cạnh có một phụ tá chăm chỉ như thế. Tận dụng, tận dụng, hãy tận dụng. Bây giờ mẹ sẽ đóng vai cô giáo chỉ cho con cách làm. Bé 3 tuổi là đã có thể đánh trứng, rây bột, trộn nguyên liệu giúp mẹ rồi. Bé cũng có thể luyện tay nếu mẹ cho phép bé thử bắt kem hay dùng khuôn nhấn tạo hình bánh cookie.
Đây là hoạt động cực kì vui mà mẹ có thể rủ con tham gia từ đầu tới cuối. Hãy nói về an toàn khi dùng lò nướng vì nó sẽ rất nóng. Để con đứng ở một vị trí thích hợp và quan sát những điều kì diệu đang xảy ra trong lò. “Bánh đang nở kìa con. Con ngửi thấy mùi thơm chưa? – Sắp được chưa hả mẹ? Con ăn thử được không mẹ. Những khoảnh khắc ngọt ngào chẳng thua kém những chiếc bánh xinh.
Nếu nhà bạn không có lò nướng thì cũng chớ buồn. Bạn có thể cùng con nặn bánh trôi, làm bánh bao hay pancake. Tất cả chỉ cần mẹ tạo điều kiện để con thử sức làm đầu bếp.
Học ở trong bếp
Nếu con bạn là một em bé đam mê các con số và chữ cái, như con mình, thì bếp chắc chắn là nơi thích hợp để con khám phá. Một bộ chữ cái có gắn nam châm dính trên tủ lạnh hoặc một chỗ nào đó thích hợp là quá đủ để con học chữ. Có nhiều trò chơi hơn bạn tưởng với bộ chữ nam châm này. Hai mẹ con vừa hát bài hát về chữ cái, vừa đố con xếp theo đúng thứ tự. Nếu các chữ có màu khác nhau, bạn có thể chơi trò phân loại màu cùng bé. Nếu bé đang học ghép vần, hãy chỉ các đồ dùng ở trong bếp và hỏi xem bé có biết cách xếp từ chỉ đồ vật đó không.
-----------------------------------------------
Tác giả: Mẹ Bún Đậu - RadioMe.vn
Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ thông minh không chinh phục đàn ông bằng...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...