Dạy trẻ quản lý tiền, tại sao không?

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Tzang
21-10-2016
  0   886

 

Chúng ta đang sống trong một thế giới vật chất, và đó luôn là một lời khẳng định không có một chút hoa mĩ hay bí mật nào cả. Hàng ngày chúng ta luôn được cập nhật những thông tin về tài sản, vật phẩm, mua sắm ngay cả khi chúng ta không có bất cứ một nhu cầu cần phải tiêu tiền nào cả. Mặc dù vậy nhưng không ít người trong chúng ta vẫn không phòng bị và rơi vào cái bẫy chi tiêu vượt quá mức mà chúng ta có thể kiếm được mỗi ngày. Điều đó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi con cái chúng ta, những đứa trẻ hàng ngày đang lớn lên với suy nghĩ hãy cứ tiêu tiền đi, và đó không phải là một điều gì đó quá quan trọng đâu.

 

Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi thấy con mình có thể đập ngay ống heo tích kiệm từ đầu năm đến giờ chỉ để mua một món đồ chơi được chơi chỉ vỏn vẹn có vài ngày rồi vứt xó, lãng quên? Hoặc một bé vì muốn mua một món đồ giá trị cho bằng bạn bằng bè mà có thể tiêu lạm vào số tiến bố mẹ cho để đóng học? Chắc chắn chúng ta sẽ rất phiền lòng hoặc có thể nổi giận lôi đình trước hành động đó của trẻ. Vậy nên điều chúng ta cần làm đó là hãy dùng tri thức để hướng dẫn con mình quản lý tiền bạc, vật chất một cách có kiểm soát và hiệu quả nhất.

 

 

1. Dạy trẻ quản lý tiền

 

Quản lý tiền không hề phức tạp, chúng có chung một nguyên tắc đó là không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.

Khi dạy cho trẻ về tiền bạc, chúng ta cần giúp trẻ hiểu được việc tiết kiệm tiền bạc. Hãy giúp trẻ thấy rằng, nếu hôm nay trẻ tiết kiệm tiền không mua kẹo bánh hoặc món snack quen thuộc thì ngày khác trẻ có thể có đủ tiền để tự "thưởng" cho mình một món đồ chơi thú vị, một cuốn sách hữu ích, hoặc trẻ có thể dùng số tiền dành dụm được để đi xem một bộ phim hay. Trong một thế giới đầy rẫy những thứ hấp dẫn buộc phải chi tiêu, hãy cho trẻ thấy khái niệm của sự tích kiệm cho những dự án, những việc lớn hơn, thú vị hơn trong tương lại.

 

2. Dạy cho trẻ sự khác biệt giữa đồ vật muốn và cần phải mua

 

Trẻ cần phải hiểu rằng tiền không chỉ là thứ giúp mọi người có thể mua bất cứ điều gì họ muốn mà còn dùng để chi trả cho những nhu cần cần thiết phải chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền mua thực phẩm, quần áo vv..vv.. Hãy giúp trẻ hiểu giữ việc chi tiêu cho thứ mình muốn sẽ có sự khác biệt rất nhiều so với chi tiêu cho những thứ mình cần.

Đơn giản chỉ cần hiểu: Cần chi tiêu có nghĩa là việc ta buộc phải bỏ tiền ra để mua một thứ cần thiết, một nhu cầu thiết yếu mà chúng ta không thể sống nếu không có nó, trong khi đó việc muốn một cái gì đó - đem lại sự vui vẻ thỏa mãn - không nhất thiết là thứ cần thiết cho sự sống còn của chúng ta.

 

3. Dạy trẻ về những món hàng được quảng cáo

 

Hàng ngày chúng ta tiếp cận với rất nhiều thông tin quảng cáo trên ti vi, trên mạng hoặc vô vàn phương thức PR sản phẩm nhan nhản khắp phố phường 24/24. Công việc của nhà quảng cáo đó chính là làm cho khách hàng "cảm thấy" họ thực sự đang cần sản phẩm đang được quảng cáo đó và dĩ nhiên kết quả cuối cùng là mua, mua và mua cũng đồng nghĩa với việc phải từ bỏ một hoặc một số nhu cần thiết yếu và thực tế trong cuộc sống của họ.

Bằng cách dạy trẻ suy nghĩ nghiêm túc về các thông điệp quảng cáo, chúng ta có thể đảm bảo trẻ sẽ học được cách tiêu tiền một cách khôn ngoan và tránh được những sản phẩm không quan trọng, không cần thiết với cuộc sống của trẻ.

 

4. Dạy trẻ về nguồn gốc của tiền

 

Trẻ cần phải biết rằng tiền không tự dưng mọc trên cây, không tự dưng rơi vào túi chúng ta để chúng ta chi tiêu, mua sắm mà tiền là sự đánh đổi của một quãng thời gian lao động vất vả của cha mẹ. Điều đó tưởng như nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn biết không, hầu hết trẻ em thực sự không hiểu về việc tại sao tiền lại xuất hiện trong nhà mình,bởi đơn giản vì trẻ không nhìn thấy quá trình làm việc của chúng ta.

 

 

Chúng ta đều biết rằng tiền chỉ đến từ sự nỗ lực siêng năng và chăm chỉ, trẻ cũng cần biết điều đó. Hãy hướng trẻ đến những công việc hàng ngày trong gia đình khi trẻ đủ lớn và hiểu biết như dọn nhà, mang rác đi vứt, gập quần áo vv..vv.. và "trả công" cho trẻ bằng một khoản tiền nhỏ, khiến trẻ cảm thấy khi thực sự lao động thì mới có thể kiếm được tiền để chi tiêu. Hay thay đổi tư duy cho trẻ tiền hàng ngày mà hãy dùng phương pháp lao động để kiếm tiền một cách chính đáng. Có như thế trẻ mới thực sự hiểu về nguồn gốc của tiền cũng như biết đến giá trị của tiền trong cuộc sống.

 

5. Là tấm gương cho trẻ

 

Sau tất cả, như là những bậc cha mẹ hiểu biết và thông thái, chính chúng ta phải hành động như là một tấm gương cho trẻ noi theo, nhất là khi chúng ta đã dạy trẻ về việc quản lý tiền bạc và vật chất.

 

Trẻ sẽ không tin vào những gì bạn nói về việc quản lý tiền nếu như trẻ thấy bạn thường xuyên đến các trung tâm thương mại mỗi cuối tuần để chi tiêu cho quần áo, giày dép hay những mặt hàng mà bạn mua về chưa biết để làm gì ngoài việc để nó ở một góc và phủ lên nó một lớp bụi.

 

Tất nhiên, bạn làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và bạn xứng đáng nhận được những thứ tốt đẹp từ việc chi tiêu tiền. Nhưng hãy lưu ý, đừng nhầm lẫn giữa "những thứ tốt đẹp" với "những thứ bạn muốn ngay bây giờ và sẽ không bao giờ sử dụng một lần nữa", bạn nhé.

 

Ngay từ bây giờ, bạn hãy dạy cho trẻ rằng chỉ nên chi tiền nếu trẻ thực sự cần thứ thứ đó và hãy chọn lựa mua sắm một cách khôn ngoan. Điều quan trọng hơn là hãy cho trẻ thấy vật chất chỉ là một phần của thế giới thực tế, ngoài ra con có rất nhiều những giá trị tuyệt vời khác của cuộc sống mà trẻ cần khám phá.

 

--------------------------------------------------

 

Tác giả: Tzang - Radiome.vn

Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

 

Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hân Hân

Khám phá trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi

Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hàn Vân

Cần ghi nhớ điều gì khi dùng siro ho và thuốc hạ sốt cho trẻ?

Siro ho, thuốc hạ sốt là hai loại thuốc bố mẹ thường dùng cho con nhất, nhưng cũng là hai loại dễ bị lạm dụng nhất. Cần ghi nhớ những nguyên tắc ghi dùng các loại thuốc này cho trẻ.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hàn Vân

Mắng sao để trẻ chịu nghe lời

Thời điểm thích hợp nhất để chỉ trích trẻ là khi tâm lý trẻ đang ổn định. Khi chỉ trích thì cần chỉ trích vào hành động, không chỉ trích bản thân con người trẻ.

Giọng đọc: Yo Le

Không có người giúp việc, bạn và con sẽ hạnh phúc hơn

Đã có rất nhiều đứa trẻ có vấn đề vì người giúp việc cho xem tivi nhiều để họ làm việc, đút ăn bằng cách chạy rông hay cho xem tivi,v.v...

Sinh con - hành trình trải nghiệm kỳ diệu của mẹ

Sinh mổ, sinh thường hay sử dụng biện pháp gây tê màng cứng để giảm đau? Phương pháp sinh nào là tốt nhất

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thanh Loan

Nỗi lòng của bà mẹ có con biếng ăn

Có con biếng ăn thật là vất vả. Cứ mỗi lần đến giờ cho con ăn là như đi đánh trận, con khóc mẹ quát, ầm ĩ cả nhà.

Giọng đọc: Thanh Mai

Đừng sống vì con, hãy sống vì mình

Thế giới này, hồng quá cũng thành xám xịt, vui quá cũng trở thành buồn. Chở che quá lại trở thành lãng phí. Lãng phí cuộc đời của ba mẹ và của cả con.

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: Tzang

Hãy bảo vệ con bằng lý trí và sự thông minh

Hãy hướng dẫn bé những kỹ năng sinh tồn quan trọng trong cuộc sống ngay từ lúc bé có thể nói và hiểu bạn đang nói gì. Trong bài viết tôi xin đề cập đến một vài kỹ năng cơ bản nhất giúp các bé thoát khỏi những tai nạn...

Youtube

Facebook Fanpage

1