Đời người quanh đi quẩn lại chỉ như cái chớp mắt, làm sao để sống không hối tiếc?

03-10-2023
  0   380

Bạn có bao giờ đau đầu về những vấn đề của bản thân? Nào là chuyện công việc, tiền bạc, các mối quan hệ, chuyện tương lai, chuyện gia đình, vân vân,… Rất nhiều thứ khiến cho bạn mệt mỏi. Bạn cảm thấy sao cuộc sống này phức tạp thế, đủ thứ phải lo.

 

Chẳng phải tự nhiên mà Đức Phật đã đúc kết được “đời là bể khổ”, còn Trịnh Công Sơn thì viết “Trẻ thơ ơi, tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Nhiều người khi bất mãn với cuộc đời mình liền quay ra trách móc cha mẹ, sao lại sinh ra mình trên đời, sao mình lại phải sống cuộc đời như thế này, nó có ý nghĩa gì?

 

Đời người chỉ quẩn quanh giải quyết hết vấn đề nọ đến vấn đề kia và rồi thời gian cũng hết, làm gì để không hối tiếc?

 

Nhìn lại từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay, con người có rất nhiều vấn đề phải giải quyết, cuộc sống này đâu dễ dàng gì. Ngay cả những người tỏ ra mình đang sống rất ổn, bản thân họ cũng có những vấn đề riêng, những nỗi khổ tâm riêng mà người khác không sao hiểu hết. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, nhưng đa số chúng ta sẽ trải qua những giai đoạn giống nhau, đối mặt với những vấn đề giống nhau.

 

Từ lúc sinh ra đến năm 18 tuổi, lo làm con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô. Đến năm 18 tuổi, đối diện với bước ngoặt đầu đời: chọn trường, chọn ngành và đỗ đại học. Nhiều người coi việc trượt đại học như thất bại lớn đầu tiên trong đời. Đến năm 22 tuổi tốt nghiệp đại học ra trường, lo tìm việc làm tốt. Từ 25 tuổi trở đi, áp lực việc lập gia đình, sinh con đè nặng lên vai, nhất là với các cô gái, con trai thì được du di thêm vài năm nhưng đến tầm 28 – 30 là cũng bị giục rồi.

 

30 tuổi trở đi là dấu mốc cho sự ổn định, thành đạt trong sự nghiệp, gia đình yên ấm, con cái đủ đầy, chăm ngoan học giỏi. Ngoài 40 tuổi đòi hỏi phải có sự nghiệp vững vàng, nhà cửa ổn định, con cái học hành giỏi giang. Bước sang độ tuổi ngoài 50, người ta đã ở cái dốc bên kia của cuộc đời rồi. Các cuộc khảo sát thị trường cũng chẳng buồn chia nhỏ phân khúc của khách hàng ở độ tuổi này nữa. Từ 55 – 60 tuổi, người ta bắt đầu bước sang thời kỳ hưu trí, đối mặt với khủng hoảng của người già.

 

Đời người chỉ quẩn quanh giải quyết hết vấn đề nọ đến vấn đề kia và rồi thời gian cũng hết, làm gì để không hối tiếc?

 

Một ngày giật mình nhìn lại, cả một đời tất bật lo toan, hình như thời gian của mình sắp hết, mình không còn sống được bao lâu nữa. Thậm chí, có những người còn chẳng đi qua con số tuổi thọ trung bình. Sinh có hạn, tử bất kỳ, không ai biết khi nào thì mình phải rời đi.

 

Nếu như cuộc đời của một người không đi theo lộ trình trên thì sao? 18 tuổi trượt đại học. 22 tuổi ra trường thất nghiệp, chật vật tìm việc làm. 30 tuổi vẫn mông lung, vô định, hôn nhân, sự nghiệp vẫn chưa có gì. 40 tuổi… thôi, chắc chẳng cần nghĩ thêm. Nếu bạn không đi theo lộ trình của số đông thì cuộc đời bạn sẽ càng trở nên hoang mang, bất an hơn và phải đối diện với nhiều vấn đề hơn nữa. Bên cạnh những khó khăn về cuộc sống, áp lực từ gia đình, xã hội là những nguy cơ bị các rối loạn tâm lý tấn công.

 

Đây chính là lý do khiến nhiều người sống rất khổ, thực chất họ khổ hơn hiện thực cuộc sống của họ. Nghĩa là vẫn khỏe mạnh, yên ổn, có công ăn, việc làm, cuộc sống không đến nỗi nào nhưng họ không hề thấy hạnh phúc.

 

Đời người chỉ quẩn quanh giải quyết hết vấn đề nọ đến vấn đề kia và rồi thời gian cũng hết, làm gì để không hối tiếc?

 

Chung quy lại, chất lượng sống của một người phụ thuộc rất nhiều vào cách họ đối diện với vấn đề. Dù ở độ tuổi nào, giai đoạn nào của cuộc đời cũng có những vấn đề phải giải quyết. Có người chật vật với công việc, có những người thành đạt nhưng phải chịu đựng áp lực công việc khổng lồ. Có những người rối tung lên với cuộc sống hôn nhân, con cái. Có người lại lo âu và căng thẳng khi mình vẫn độc thân. Những vấn đề, những nỗi đau khổ của con người vốn dĩ đã tồn tại hàng nghìn năm rồi, nhưng rồi người ta vẫn cứ loay hoay dành cả cuộc đời để giải quyết hết vấn đề nọ đến vấn đề kia của mình.

 

Vậy phải làm thế nào để không hối tiếc hay lãng phí cuộc đời? Sống trọn vẹn với từng phút giây hiện tại là cách để chúng ta không phải hối tiếc. Chấp nhận những vấn đề như một phần của cuộc sống và không cố đào xới thêm các vấn đề để lo âu. Ví dụ, cuộc sống của bạn vẫn đang ổn, hãy tận hưởng nó, đừng quá lo âu về việc mình sẽ gặp phải bất trắc gì đó trong tương lai. Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống và thời gian thì có hạn, thay vì đau đầu với đủ những vấn đề, sao chúng ta không thử tìm cách để sống một cuộc đời chất lượng?

 

https://emdep.vn/triet-ly-song/doi-nguoi-quanh-di-quan-lai-chi-nhu-cai-chop-mat-lam-sao-de-song-khong-hoi-tiec-20230930062126324.htm

Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần ngộ ra 2 chữ này

Khi bạn chứng kiến sự vô thường của cuộc đời, tự nhiên học được cách nghĩ thoáng và dung dị.

Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan

Nhà triết học lỗi lạc người Hy Lạp Pythagoras từng có câu nói nổi tiếng rằng: "Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói".

Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời này, bởi vậy ai cũng cần học cách ở một mình

Sống một mình mà không cảm thấy cô đơn là điều mà ai cũng cần phải học.

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc?

Bạn đã thật sự yêu hay chỉ muốn tận hưởng cảm giác được ai đó theo đuổi?

Khi cô đơn người ta thường dễ dàng sa vào một mối quan hệ, chỉ để thỏa mãn cảm giác có ai đó yêu mình.

Bạn sẽ chẳng học được gì nếu không vượt qua giới hạn của bản thân

Bạn đã bao giờ bị rối tung trong các dòng suy nghĩ của bản thân rằng mình không thể? Và luôn một mực từ chối các cơ hội mới vì nghi ngờ khả năng của chính bản thân mình?

Đời người có 3 việc càng làm thật chậm rãi, càng mang về phước lành

Tốc độ phát triển của cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người luôn muốn cố gắng làm mọi thứ thật nhanh hơn. Nhưng vẫn có những thứ chúng ta cần làm thật chậm.

Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’

Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.

Youtube

Facebook Fanpage

1