Phật ý gia đình vì không cho con đi học thêm trước khi vào lớp một
Năm học mới sắp bắt đầu và câu chuyện xoay quanh việc có nên cho con đi học thêm trước khi vào lớp 1 lại một lần nữa nổi lên. Chính bản thân tôi cũng đang vướng phải rắc rối với gia đình vì nhất quyết không chịu cho con đi học chữ, học số trước.
Chẳng là bé nhà tôi năm nay bắt đầu bước vào lớp 1. Không biết những nơi khác thế nào chứ trong khu phố tôi ở, nhà nào có con năm nay vào lớp 1 đều rục rịch tìm trường, tìm lớp, chọn cô để gửi con đi “rèn chữ”. Vậy là bố mẹ chồng cùng chị dâu khuyên tôi cũng nên làm như vậy để đến lúc con chính thức đi học sẽ không bỡ ngỡ. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với quan điểm này một chút nào.
Tôi và những ông bố bà mẹ cùng lứa tuổi, ngày xưa đâu có phải chật vật lo lắng nhiều thứ như vậy khi đặt chân vào lớp 1? Nên tôi không hiểu tại sao giờ trẻ trước khi bước vào lớp 1 lại cứ phải học thêm?
Trước đây, hai bé nhà anh chị chồng tôi đều được cho đi học trước một hoặc hai tháng. Không biết có phải nhờ như vậy không mà đến khi vào năm học thành tích của các bé tương đối tốt, thậm chí còn có phần trội hơn nhiều bạn cùng lớp. Tôi cũng nhớ, ngày đó, chị dâu đã phải tất bật lên mạng và dò hỏi rất nhiều địa điểm uy tín để gửi gắm các bé. Đương nhiên, khoản học phí đóng vào đó cũng không phải là nhỏ.
Thấy kết quả học tập của các cháu tốt, mẹ chồng tôi hãnh diện lắm chứ. Vậy là đến lượt thằng cu nhà tôi, mẹ chồng và chị dâu cũng nhắc khéo tôi chuyện cho con đi học trước để sau này được thành tích giống như anh chị. “Em nên nghe lời chị, tìm lớp ngay lớp cho cháu đi còn kịp, chứ càng chần chừ thì chỉ thiệt cho thằng bé thôi. Học trước được điều gì hay điều đấy, sau này nó đỡ vất”, chị dâu tôi khuyên bảo.
Vẫn biết những lời khuyên của mọi người đều xuất phát từ ý tốt cho con, nhưng tôi không muốn con đi học sớm làm gì cho khổ. Không phải vì tôi tiếc tiền nên mới làm như vậy, cũng không phải vì tôi là người mẹ cổ hủ không chịu bắt kịp xu hướng xã hội mà căn bản là vì bé nhà tôi vẫn còn nhỏ, vẫn tuổi ăn tuổi chơi nên tôi không muốn con phải “lao đầu” vào việc học từ quá sớm. Tôi muốn cho cháu chơi hoàn toàn thời gian trước khi vào lớp 1, lúc này cháu không phải học bài, thi cử.
Tôi đã trình bày ý kiến của mình cho mẹ chồng và chị dâu biết, nhưng có vẻ như họ không hài lòng lắm với quyết định của tôi. Sau khi thuyết phục tôi không được, mẹ chồng đã tìm cách “lôi kéo” chồng tôi vào vụ này. May mắn thay chồng có cùng quan điểm nên tôi thấy yên tâm hơn về cách nghĩ của mình.
Mẹ chồng và chị dâu tôi cũng bực vì chúng tôi không chịu nghe lời. “Hai đứa cứ cứng đầu đi. Nhìn mấy đứa hàng xóm bằng tuổi cu Bin đã rủ nhau đi học hết rồi đó, cứ để thằng bé ở nhà chơi đùa thế kia, cẩn thận sau này nó học kém thì không biết giấu mặt vào đâu đâu”, mẹ chồng tức giận.
Phật ý mẹ chồng và chị dâu, tôi cũng đành chịu không biết làm thế nào. Chỉ biết, sắp tới, khi cu Bin vào lớp một, dù sẽ tương đối vất vả để cho con làm quen với việc học, nhưng tôi sẽ luôn đồng hành bên con. Thằng bé nhà tôi khá thông minh và nhanh nhạy nên tôi nghĩ rằng con sẽ vượt qua tốt khoảng thời gian đầu bỡ ngỡ này. Tôi sẽ chứng minh cho mẹ chồng tôi thấy rằng không phải cứ đi học thêm trước các bé mới có kết quả học tập tốt.
Tôi không biết sau này thành tích của con sẽ ra sao, nhưng quan trọng giờ đây con được chơi, được vui vẻ cười đùa đúng với những gì con đáng được nhận. Thay vì bắt con đi học thêm, khoảng thời gian ấy tôi và con sẽ đi chơi, đi du lịch để con được khám phá nhiều hơn về thế giới bên ngoài. Như vậy chúng tôi sẽ có nhiều kỉ niệm bên nhau hơn.
Nói thật, nhìn con trẻ tôi chỉ muốn cho chúng được chơi thật nhiều, chứ không phải nếm mùi học thêm ngoài giờ như ngày xưa bố mẹ từng phải ôn thi khổ luyện vào cấp 3, đại học. Đây là khoảng thời gian ngây thơ nhất, tươi đẹp nhất của tuổi thơ, tôi không muốn cháu bị đánh mất điều tuyệt diệu ấy.
-------------------------------------------
Tác giả: An Nhiên
Thực hiện: BTV Yo Le và nhóm sản xuất Radiome
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...