Tại sao người càng giỏi giang, ưu tú càng ít bạn bè?

18-06-2024
  0   809

1. Không muốn “đóng vai phụ”

 

Trong mối quan hệ giữa các cá nhân, dù là thân thiết hay xã giao, luôn tồn tại một "cuộc cạnh tranh không lời" bên trong tâm hồn mỗi người. Mặc dù có thể xem nhau là ngang hàng, nhưng trong tận cùng, mỗi bên đều nghĩ rằng họ có thể vượt trội hơn đối phương. Khi trở thành người nổi bật nhất trong một nhóm, sự chú ý sẽ tập trung vào bạn. Tự nhiên, mỗi người đều cảm thấy mình thật đáng khen. Ngược lại, nếu ai đó vượt trội hơn, bạn dễ dàng bị che lấp và mờ nhạt.

 

Trong lòng ai cũng vậy, họ không muốn ở gần những người ưu tú. Bởi vậy khi ở cạnh nhau, họ cảm thấy mình trở nên nhạt nhòa và chỉ đóng vai trò phụ trong các sự kiện tập thể. Trong cuộc sống này, không ít người khi cảm thấy thua kém sẽ nảy sinh ghen tị và trở nên khó chịu khi nhìn thấy thành công của người khác.

 

Tại sao người càng giỏi giang, ưu tú càng ít bạn bè?

(Ảnh minh họa)

 

2. “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”

 

Khi không cùng chí hướng, cùng nhận thức và cùng trình độ, việc đàm đạo và đi chung một con đường trở nên khó khăn. Khi bạn ngày càng tiến bộ và vượt trội khiến những người xung quanh không thể theo kịp, họ có thể phản kháng, ghen tị và nói xấu về bạn.

 

Có một câu: "đạo bất đồng bất tương vi mưu" (người không có cùng chí hướng không thể cùng nhau bàn bạc và làm việc với nhau). Khi tư duy và tầm nhìn vượt trội hơn rất nhiều so với những người xung quanh, những gì bạn nhận được không phải luôn là sự tôn trọng và ngưỡng mộ, thường là ghen tị và âm mưu hãm hại. Trở thành một người xuất sắc và ưu tú không phải là điều dễ dàng. Không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và nỗ lực để theo đuổi sự hoàn thiện và phát triển bản thân. Thay vào đó, họ chế giễu những người tiến bộ, nổi bật, khác biệt và không "đồng hòa" với đám đông.

 

Tại sao người càng giỏi giang, ưu tú càng ít bạn bè?

 

3. Có so sánh sẽ có “đau thương”

 

So sánh bản thân với những người xung quanh là một hành động gần như bản năng đối với nhiều người. Một số người tạo động lực từ sự so sánh này, không ngừng thúc đẩy bản thân phải trở nên giỏi hơn, tiến lên phía trước để bắt kịp và phát triển hơn đối phương. Trong khi đó, một số người lại trở nên ghen tị khi thấy sự chênh lệch giữa bản thân và người khác. Họ không muốn đối diện với những thiếu sót do sự thiếu cố gắng của chính mình.

 

Lý do một số người không thích những người xung quanh vượt trội hơn mình là vì lo lắng sẽ bị so sánh. Dù bắt đầu từ cùng một xuất phát điểm nhưng sau đó đối phương trở nên nổi bật hơn, thu hút sự chú ý và lời khen từ người khác trong khi bản thân lại trở nên nhạt nhòa, không tiến bộ, điều này dễ khiến ta cảm thấy tự ti. Trong trường hợp này, họ thà tránh xa những người xuất sắc hơn còn hơn là thừa nhận rằng bản thân chỉ bình thường.

 

Tại sao người càng giỏi giang, ưu tú càng ít bạn bè?

(Ảnh minh họa)

 

Tâm lý con người rất phức tạp, nhưng những người xuất sắc không cần quá quan tâm đến sự yêu ghét này. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, ta sẽ có những người bạn khác nhau. Khi ở trong một mạng lưới kết nối với những người ưu tú, ta có thể gặp nhóm những người xuất sắc có chung chủ đề, quan điểm và sở thích.

 

Nếu ngày càng trở nên xuất sắc hơn nhưng lại nhận ra rằng số lượng bạn bè xung quanh giảm dần, đừng quá lo lắng, điều đó chỉ đơn giản là điềm báo rằng nhóm người giỏi hơn tiếp theo đang chờ đợi ta.

 

https://emdep.vn/triet-ly-song/tai-sao-nguoi-cang-gioi-giang-uu-tu-cang-it-ban-be-20230620203335494.htm

Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần ngộ ra 2 chữ này

Khi bạn chứng kiến sự vô thường của cuộc đời, tự nhiên học được cách nghĩ thoáng và dung dị.

Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan

Nhà triết học lỗi lạc người Hy Lạp Pythagoras từng có câu nói nổi tiếng rằng: "Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói".

Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời này, bởi vậy ai cũng cần học cách ở một mình

Sống một mình mà không cảm thấy cô đơn là điều mà ai cũng cần phải học.

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc?

Bạn đã thật sự yêu hay chỉ muốn tận hưởng cảm giác được ai đó theo đuổi?

Khi cô đơn người ta thường dễ dàng sa vào một mối quan hệ, chỉ để thỏa mãn cảm giác có ai đó yêu mình.

Bạn sẽ chẳng học được gì nếu không vượt qua giới hạn của bản thân

Bạn đã bao giờ bị rối tung trong các dòng suy nghĩ của bản thân rằng mình không thể? Và luôn một mực từ chối các cơ hội mới vì nghi ngờ khả năng của chính bản thân mình?

Đời người có 3 việc càng làm thật chậm rãi, càng mang về phước lành

Tốc độ phát triển của cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người luôn muốn cố gắng làm mọi thứ thật nhanh hơn. Nhưng vẫn có những thứ chúng ta cần làm thật chậm.

Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’

Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.

Youtube

Facebook Fanpage

1