Tuyệt chiêu dạy con ngày Tết

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Hoài An
24-01-2017
  0   1241

Trưa mùng 1 Tết, khách tới thăm, bé con nhà bạn chạy ù ra, hí hửng: “Lì xì của con đâu?” Thôi rồi. Con lại “khó đỡ”!

 

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) liệt kê ra vài tình huống dở khóc dở cười mà con trẻ có thể gây ra trong ngày Tết cùng những “tuyệt chiêu” xử lý để các bậc cha mẹ tham khảo:

 

Tình huống 1: Bé “đại náo” bàn ăn

 

- Điểm danh sự cố: Bạn đưa bé đến nhà người thân, bạn bè chúc Tết, thấy có bánh kẹo ngon, bé liền “chộp” lấy, có khi còn giành giật với trẻ con nhà khác và… làm ầm lên, tranh nhau chí chóe.

 

 

Bí quyết hóa giải: Nếu gặp phải tình huống này, ba mẹ nên có những hành động gây chú ý đột ngột để thu hút các bé. Chẳng hạn, bạn có thể bất ngờ đập hai tay vào nhau, sau đó đánh lạc hướng của các bé bằng những lời nói hay hoạt động hấp dẫn khác.

 

Sau khi về nhà, bạn thử đề nghị bé tự đánh giá bản thân về hành động vừa rồi, hỏi bé: “Nếu con là chủ nhà thì con có cảm thấy buồn không?”. Từ đó, bé sẽ hiểu ra sự việc và ứng xử hợp lý. Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cũng cần uốn nắn con những hành vi lịch thiệp, lễ độ.

 

Tình huống 2: Một mực “đòi” khách lì xì

 

- Điểm danh sự cố: Khách đến thăm, bé cứ nhắc mãi: “Cô, chú… lì xì cho con đi!”.

 

 

Bí quyết hóa giải: Ba mẹ nên đánh lạc hướng trẻ bằng một câu bông đùa, kiểu: “Vậy con đã “lì xì” cho bác/cô/chú… cái gì chưa nào?”. Sau đó, bạn có thể nhờ con vào trong lấy kẹo, mứt ra mời khách thay cho quà lì xì.

 

Để không phải rơi vào tình huống khó đỡ này, ba mẹ nên dạy trẻ ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết và những giá trị tinh thần truyền thống khác.

 

Tình huống 3: “Cố thủ” tiền mừng tuổi

 

- Điểm danh sự cố: “Thu hoạch” từ tiền lì xì của bé khá đáng kể. Tuy nhiên, trẻ cứ khư khư không chịu đưa số tiền đó cho ba mẹ cất giữ giúp. Bạn phải làm sao?

 

 

Bí quyết hóa giải: Để tránh cho bé hiểu lầm là ba mẹ đang “tịch thu” tiền của mình, bạn nên nhẹ nhàng “bàn bạc” với con về phương thức sử dụng số tiền lì xì đó sao cho hợp lý. Ba mẹ có thể đề nghị trẻ cho tiền vào heo đất và cất đi để sau Tết thực hiện kế hoạch đã đặt ra từ trước. Với cách ứng xử như vậy, trẻ sẽ rất vui vẻ thực hiện mà không có chút bực bội nào.

 

Tình huống 4: Trẻ “im lìm”

 

- Điểm danh sự cố: Ngày Tết, bạn dẫn bé đi thăm bà con, hàng xóm… vậy mà ai hỏi gì bé cũng chẳng thèm trả lời.

 

 

Bí quyết hóa giải: Ba mẹ có thể “gỡ gạc” bằng cách nói: “Chíp Bông/Cà Rốt… của ba đang buồn gì nè, nói cho cô/bác/chú… nghe đi!”. Sau đó, ba mẹ nên lặp lại câu nói của khác, sự nhẹ nhàng, vui tươi của ba mẹ sẽ tạo động lực cho bé… lên tiếng. Cũng có thể bé đang có điều gì đó không vui hay sợ người lạ, điều quan trọng là ba mẹ tạo niềm vui, tâm trạng thoải mái cho con trước lúc đi chơi. Cần dạy con cách chào hỏi người lớn, có thể dạy thêm cho con những câu chúc Tết ngộ nghĩnh, đáng yêu để con có dịp “trổ tài” trong năm mới…

 

------------------------------------------------------------

Tác giả: Hoài An - Thế giới gia đình

Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

 

Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thu Hà

Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'

Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.

Giọng đọc: Hoàng Dương

"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày

Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Rùa và thỏ: chuyện chưa kể

Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Hàn Vân

Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!

Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Ấu thơ là một món quà

Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Sưu tầm

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Bảo Anh

Làm mẹ rồi, thì sao?

Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?

Giọng đọc: Thu Trang

"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"

Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.

Youtube

Facebook Fanpage

1