Đừng bao giờ nói “Con lớn rồi, mẹ đừng xía vào việc của con nữa”
Con hiểu tại sao khi con nói con thấy không ổn hoặc chán nản, mẹ vẫn chỉ bảo: "Nghỉ ngơi. Chăm sóc bản thân đi. Mẹ có thể làm gì cho con bây giờ?". Con hiểu rằng mẹ không thấy một người mẹ mệt mỏi...
Lúc nào con cũng bé bỏng trong mắt các bà mẹ. Lúc nào cũng thế. Chẳng thể thay đổi được đâu. Chắc chắn rằng con sẽ có nhu cầu được đối xử như một người lớn khi đến tuổi vị thành niên và sau đó vẫn tiếp tục nhu cầu đó khi chúng thực sự trưởng thành. Chúng luôn tự hào tuyên bố số tuổi của mình và yêu cầu xứng đáng được hưởng sự tự do, không phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng tất cả những gì bạn nghe được chỉ là tiếng bập bẹ của trẻ tập nói, tiếng thủ thỉ của đứa con nhỏ, những âm thanh vô nghĩa khi con bi bô tập nói, hay những lời ngọt ngào của đứa con đáng yêu. Và tất cả những gì bạn thấy là một con người bé nhỏ dễ bị tổn thương đang nhìn vào bạn với đôi mắt to tròn và đôi má phúng phính. Bạn sẽ như thế đấy. Chúng ta nghĩ rằng con mình sẽ không bao giờ lớn lên nhưng thực tế thì ngược lại.
Tôi nhớ thời thiếu niên thèm khát sự tự do của mình và suốt những năm học đại học tôi còn khao khát hơn thế. Tôi chẳng còn là một đứa trẻ từ lâu rồi nhưng sao bố mẹ cứ đối xử với tôi theo kiểu đó? Tôi là kẻ bất khả chiến bại. Tôi là một phụ nữ mạnh mẽ, bạn thấy chứ. 18 tuổi - tôi đã có quyền và là một người lớn thực thụ, đúng không? Tôi chỉ cần mẹ thấy mình như thế thôi.
Nhưng vẫn y như cũ, mẹ vẫn tiếp tục cư xử với tôi như thể tôi là đứa con nít vậy. Tôi chẳng thể có cuộc sống của mình mà không hiểu tại sao. Tuổi của tôi không còn là con nít. Tôi có khả năng tự làm nhiều thứ như một người lớn. Nhưng vẫn còn đó sự bất an, lo lắng của mẹ về việc tôi ở đâu, đang làm gì và ở với ai khiến tôi thấy nghẹt thở và chẳng cần thiết. Mẹ à, con không còn là một đứa trẻ nữa. Tôi luôn miệng đề nghị: "Mẹ, con không còn là đứa trẻ. Sao mẹ cứ đối xử với con như thế?" và luôn luôn nhận được những câu trả lời giống hệt nhau: "Mẹ biết vậy. Mẹ hiểu đấy. Nhưng trong mắt mẹ, trong tâm trí mẹ, con luôn là cô con gái bé bỏng. Khó để giải thích lắm nhưng một ngày nào đó con sẽ hiểu".
Vài đêm trước, tôi trò chuyện cùng con trai đang học đại học qua tin nhắn. Đây là cách duy nhất mà nó chịu nói chuyện với tôi. Cách thức này có nhiều hạn chế hơn bạn tưởng tượng nếu bạn muốn lắng nghe con nói và thật sự tin rằng con đang ổn. Tôi rất muốn biết kĩ càng hôm nay con thế nào, con giải quyết khó khăn ra sao.
Rồi thằng bé nhanh chóng đề cập đến vấn đề: nó vừa rời khỏi kí túc xá.
Tôi hoảng sợ. Tôi hít vào, thở ra, nhưng vẫn cảm thấy không có chút không khí nào tồn tại. Trái tim tôi bắt đầu loạn nhịp, đầu óc tôi quay cuồng. Con đã làm gì? Rời khỏi kí túc xá sao?
Thằng bé thì vẫn ổn nhưng tôi vẫn không ngừng xả ra hàng loạt câu hỏi: "Làm sao con có thể? Con đi một mình sao? Trời có tối lắm không?".
"Mẹ à, con ổn. Con đi với rất nhiều bạn. Bọn con bắt taxi. Không có gì lớn lao đâu", nó trả lời tôi rất nhanh chóng.
Trong tâm trí đang quay cuồng của tôi, dù tôi đang cố gắng nhớ rằng thằng bé đã 18 tuổi, nhưng tất cả những gì tôi thấy là một cậu bé, một cậu bé ngây thơ và mong manh. Nó đã tự làm tất cả, đi xuống phố vào lúc hoàng hôn.
Tôi vẫn chỉ thấy một cậu bé. Một cậu con trai bé nhỏ. Ngay khi con bảo nó đã rời khỏi kí túc xá, tôi cũng chẳng thấy chàng trai trưởng thành nào trong thế giới cả, chỉ thấy mỗi cậu bé nhỏ xíu mà thôi. Ngay lập tức tôi muốn gọi cho mẹ. Tôi cần phải nói với bà thứ gì đó. Mẹ, con đã hiểu rồi.
Con đã hiểu vì sao khi con nói 9 giờ tối sẽ đến siêu thị, mẹ liền bảo rằng phải cẩn thận và lái xe an toàn. Con hiểu rằng mẹ không thấy một phụ nữ 44 tuổi đi mua sắm mà chỉ thấy cô bé 9 tuổi cố gắng xoay chuyển để đỗ xe trong bãi xe đang đông đúc.
Con hiểu tại sao khi con nói con thấy không ổn hoặc chán nản, mẹ vẫn chỉ bảo: "Nghỉ ngơi. Chăm sóc bản thân đi. Mẹ có thể làm gì cho con bây giờ?". Con hiểu rằng mẹ không thấy một người mẹ mệt mỏi trong việc nuôi dạy con cái. Mẹ chỉ thấy một đứa con gái đang ốm và mẹ sẽ làm mọi thứ để đứa con gái ấy khá hơn.
Mẹ, giờ thì con đã hiểu. Mẹ đã đúng.
Bạn thấy đấy, chẳng quan trọng con tôi bao nhiêu tuổi, chẳng cần biết nó cao hơn tôi bao nhiêu, chẳng cần đề cập đến nó sống cách tôi bao xa và nó sẽ có bao nhiêu đứa con, tôi sẽ, luôn luôn, và mãi mãi xem nó như một cậu bé mà thôi.
Nó có thể 18, 28, 38, 58 tuổi nhưng tôi mãi chỉ thấy nó có 8 tuổi mà thôi.
Nó sẽ kết hôn, bồng bế con hạnh phúc nhưng trong mắt tôi, nó vẫn là đứa con bé bỏng.
Mẹ sẽ luôn luôn, luôn luôn thấy con thật bé bỏng trong mắt của mẹ.
Đó là điều bà mẹ nào cũng làm thế.
----------------------------------------------------
Tác giả: Newben - Scarymommy
Dịch: Trí Thức Trẻ
Thực hiện: Thanh Mai, Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe
Nếu bạn có những bài viết, tâm sự muốn chia sẻ, vui lòng liên hệ e-mail camxuc@i-com.vn
Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'
Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.
"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày
Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.
Rùa và thỏ: chuyện chưa kể
Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.
Ấu thơ là một món quà
Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?
Làm mẹ rồi, thì sao?
Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?
"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"
Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...